4 lỗi trả lời phỏng vấn xin việc: “Vì sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ?”
Trong buổi phỏng vấn, điều quan trọng nhất là phải chân thành và đừng hoảng sợ khi gặp những câu hỏi khó.
Bất cứ khi nào bạn đi phỏng vấn xin việc, ngoài việc được yêu cầu “hãy giới thiệu về bản thân”, nếu bạn không phải lần đầu đi làm, thì rất có thể người tuyển dụng sẽ hỏi “Tại sao bạn lại nghỉ việc ở công ty cũ?”
Đừng nghĩ đó là một vấn đề nhỏ, nó thực sự là câu hỏi sắc bén. Thông qua câu trả lời, người phỏng vấn muốn biết nhiều điều về bạn từ câu hỏi này. Bạn nghĩ chỉ cần trả lời trung thực là đủ, nhưng cuối cùng lại trả lời không phù hợp, để lộ ra điểm thiếu sót nào đó về năng lực hay phẩm chất, thì công việc mới của bạn sẽ không còn nữa.
Dưới đây là 4 lỗi thường gặp cần tránh khi trả lời kiểu câu hỏi này:
1. Bất mãn với sếp và lãnh đạo
Ở nơi làm việc, điều tối kỵ nhất là nói xấu sau lưng người khác. Mặc dù bạn nghĩ rằng “tôi đang nói sự thật”, nhưng thực sự tất cả các xung đột không phải xuất phát từ một phía. Bạn có thực sự không có vấn đề gì không? Bạn có phải là người hay xem xét lại bản thân mình hay không? Hay bạn đang đổ lỗi cho người khác về sự bất hạnh của mình? Đây là những phương diện mà người phỏng vấn muốn tìm hiểu về bạn.
Bên cạnh đó, nếu bây giờ bạn nói điều này về sếp cũ của mình, bạn cũng có thể sẽ nói điều tương tự về sếp hiện tại của bạn trong tương lai.
Cho dù cân nhắc từ phương diện nào, người tuyển dụng cũng đã bắt đầu có ấn tượng xấu về bạn và rất có khả năng bạn sẽ không còn cơ hội trong lần tuyển dụng này.
2. Áp lực công việc quá sức chịu đựng
Những người không sợ áp lực thì mới có thể làm việc một cách hăng say và dốc hết năng lực của mình để hoàn thành nhiệm vụ. Với những người sợ áp lực thường là bởi vì họ lười biếng và không muốn cải tiến bản thân.
Bạn nói rằng bạn đang phải chịu rất nhiều áp lực, như vậy chẳng khác nào cho người tuyển dụng thấy rằng bạn là người không cầu tiến và không có mục tiêu trong công việc.
Sở dĩ công ty tuyển dụng bạn chính là muốn bạn có thể chống lại áp lực, giải quyết vấn đề khó khăn của công ty. Nếu không, bạn cho rằng mình ở đây chỉ là để pha trà tán gẫu hay sao?
3. Mối quan hệ trong công ty quá phức tạp
Kỳ thực, bất kỳ một chỉnh thể hay nơi nào cũng đều có sự phức tạp riêng của nó. Lòng người cũng rất phức tạp, trong quá trình hợp tác giữa mọi người sẽ luôn có xích mích và tranh luận. Nơi làm việc vốn là một xã hội nhỏ, và có thể xử lý các mối quan hệ giữa các cá nhân một cách hài hòa và thuận lợi là năng lực mà mỗi người làm việc nên phải có.
Làm sao bạn có thể nghiêm túc với công việc của mình nếu bạn thậm chí không thể hòa hợp với đồng nghiệp?
4. Quá nhiều sự cạnh tranh
Một tập thể với sự cạnh tranh cao sẽ tràn đầy sức mạnh chiến đấu. Một nơi làm việc không có cạnh tranh giống như một bể nước tù đọng không cách nào phát triển lên được. Chúng ta biết rằng, những nhân viên xuất sắc đều là trưởng thành trong môi trường cạnh tranh có tính khuyến khích.
Nếu bạn trả lời như vậy, điều đó có nghĩa là bạn cho đối phương thấy rằng mình là một người “bất tài” không có sức chiến đấu và bạn là kẻ thua cuộc, bởi vì bạn đã chọn cách trốn tránh trong cuộc đấu này. Thế giới rộng lớn như vậy, muốn trốn tránh thì dễ, nhưng sẽ không ai coi trọng bạn nếu bạn chọn cách trốn tránh trước khó khăn.
5. Thu nhập quá thấp
Thực sự, mức tiền lương trả cho nhân viên tại nơi làm việc là căn cứ theo năng lực và hiệu suất làm việc của người đó. Như vậy, công ty sẽ trả nhiều tiền hơn cho người làm việc nhiều hơn và có năng lực tốt hơn.
Nếu bạn nói với người phỏng vấn rằng thu nhập của bạn thấp, điều đó chứng tỏ năng lực của bạn ở mức trung bình, nhưng mong muốn của bạn lại không hề nhỏ.
Đồng thời nếu bạn trả lời như vậy thì dù bạn có trúng tuyển, người tuyển dụng cũng sẽ không trả cho bạn mức lương quá cao. Bởi vì không người tuyển dụng nào muốn trả lương cao cho một người không có đủ năng lực.
Từ khóa phỏng vấn xin việc