5 mẹo khử mùi hôi dầu trên tóc hiệu quả
- Thư Hòa
- •
Chăm chỉ tắm gội mỗi ngày nhưng mùi hôi dầu trên tóc vẫn khiến bạn xấu hổ? Vậy thì đây là 5 mẹo hữu ích dành cho bạn.
Da đầu nhờn không có nghĩa là thói quen vệ sinh kém. Nhưng có một thực tế không thể chối cãi là tóc dầu sẽ hấp thụ ô nhiễm không khí và sinh sôi vi khuẩn.
Nguồn gốc của mùi hôi dầu trên tóc
Da đầu là phần mở rộng của da trên mặt nên nó cũng có một lớp màng axit bảo vệ. Khi chúng ta sử dụng các loại dầu gội, dầu xả không phù hợp sẽ dễ dẫn đến tình trạng da đầu quá nhờn hoặc quá khô, làm mất cân bằng dầu và nước trên da đầu. Lúc này, khả năng phòng thủ và bảo vệ của da đầu sẽ tự nhiên suy giảm, tạo thành nơi sinh sôi của vi khuẩn và hình thành “mùi hôi dầu” mà chúng ta ngửi thấy. Vì vậy, nói thẳng ra, mùi hồi dầu này là sự tích tụ của vi sinh vật, cộng với mùi xác chết của vi khuẩn.
Ngoài yếu tố thời tiết, các yếu tố khác như căng thẳng trong cuộc sống, rối loạn công việc và nghỉ ngơi, chế độ ăn uống không điều độ… cũng có thể gây ra hiện tượng da đầu nhờn bất thường.
Vì vậy, nếu muốn da đầu trở lại sản xuất dầu bình thường, chỉ cần có thể khiến cuộc sống hàng ngày của mình có xu hướng bình thường. Hãy cố gắng tránh thực phẩm gây kích ứng trong chế độ ăn uống, uống nhiều nước, bổ sung vitamin cần thiết cho cơ thể. Sau đó quá trình trao đổi chất của bạn sẽ tự nhiên được cải thiện và mùi da đầu nhờn cũng biến mất.
Ngoài ra, việc dưỡng da đầu hàng ngày cũng rất quan trọng, 5 thủ thuật dưới đây có thể giúp khử mùi hôi da đầu hiệu quả:
1. Gội lại lần 2 cho mỗi lần gội đầu, nhiệt độ nước không được quá cao
Những người có da đầu nhờn thường được khuyên nên gội đầu hàng ngày, đặc biệt là vào mùa hè, vì da dễ cảm thấy ngột ngạt và đổ mồ hôi, dễ sinh sôi vi khuẩn.
Mỗi lần gội đầu, hãy gội hai lần, lần gội đầu khoảng 15-20 giây có thể lấy đi các sản phẩm tạo kiểu trên tóc và da đầu, cũng như bụi bẩn kèm theo. Vào lần gội thứ hai, bạn hãy dùng đầu ngón tay chà kỹ da đầu trong khoảng 1 đến 2 phút. Không dùng móng tay cào vào da đầu, nếu không sẽ dễ gây tổn thương cho da đầu. Ngoài ra, nếu nhiệt độ nước quá cao sẽ dễ làm trôi hết lớp dầu trên da đầu, nên cố gắng giữ nhiệt độ nước ở mức 38-42 độ.
2. Chọn dầu gội “chăm sóc đặc biệt”
Một số loại dầu gội có công dụng đặc biệt, bạn có thể chọn các loại như đặc trị gàu, kiểm soát dầu hoặc các sản phẩm dầu gội có hương thơm tự nhiên sẽ giúp cải thiện rất nhiều về mùi da đầu và giảm bớt mùi dầu da đầu tiết ra.
3. Không đổ trực tiếp dầu gội lên da đầu
Đây là điểm mà nhiều người bỏ qua, nếu dầu gội không được đổ ra tay trước rồi xoa đều để tạo bọt, mà lại đổ trực tiếp lên tóc sẽ dễ khiến khả năng làm sạch ở khu vực đó đặc biệt mạnh. Lâu ngày sẽ gây tổn thương nghiêm trọng đến nang tóc, da đầu và tóc.
4. Massage da đầu bằng tinh dầu dưỡng tóc chuyên biệt
Các loại tinh dầu đặc biệt trên thị trường có thể tăng axit hữu cơ để duy trì sức khỏe của da đầu và tóc. Cách thực hiện cũng rất đơn giản, chỉ cần trước khi gội, nhỏ tinh dầu lên từng vùng chân tóc, sau đó dùng hai lòng bàn tay vuốt từ dưới lên trên theo hình xoắn ốc. Cuối cùng, ấn theo hình chữ Z từ dưới lên trên, dọc theo chân tóc cho đến trán.
Phương pháp massage đầu bằng tinh dầu này cần thực hiện ít nhất từ 3 đến 5 phút để tinh dầu có đủ thời gian ngấm hoàn toàn vào da đầu, sau đó bạn có thể tiếp tục các bước gội đầu thông thường.
5. Cuối cùng: Hãy thử mặt nạ tóc kháng khuẩn tự chế
Bột baking soda phổ biến trong nhà bếp có rất nhiều công dụng, ngoài tác dụng làm sạch tốt còn có thể dùng trên da đầu giúp loại bỏ bụi bẩn và mùi hôi.
Cách thực hiện: Cho bột baking soda và nước theo tỷ lệ 1:3, sau đó thoa đều lên da đầu, đợi 5 phút rồi gội sạch. Phương pháp này được khuyến khích sử dụng mỗi tuần một lần, không sử dụng thường xuyên để không gây tác dụng phụ.
Giữ cho mình sạch sẽ và thơm mát sẽ khiến mọi người cảm thấy thoải mái hơn khi bạn kết thân với họ. Vì vậy, bạn có thể thử những cách trên nhé.
Từ khóa da đầu dầu khử mùi hôi dầu trên tóc