7 hành động nên tránh ở quán cà phê
- Minh Minh
- •
Quán cà phê là có thể là nơi bắt đầu ngày mới, cũng có thể là nơi kết thúc một ngày làm việc của chúng ta. Thông thường, các hàng quán không đưa ra quy định rõ ràng trên giấy tờ, nhưng mỗi người nên chú ý hành động để không ảnh hưởng đến khách hàng cũng như nhân viên trong quán.
Dưới đây là 7 hành động nên tránh ở quán cà phê:
1. Không nên “trả giá” với nhân viên
Chi phí một cốc nước ở quán cà phê có thể tăng nhanh chóng và sẽ luôn được niêm yết không thêm bớt. Đồ uống được định giá theo một tiêu chuẩn nội bộ nhất định, chủ yếu dựa trên chất lượng của nguyên liệu và tiền công cho lao động sản xuất. Vì thế bạn phàn nàn về giá cả, hoặc trả giá với nhân viên cũng sẽ chẳng thay đổi được gì cả.
2. Không ném cà phê lỏng vào túi rác, đặc biệt là đồ uống nóng
Đổ chất thải lỏng (đặc biệt là khi còn nóng) vào túi rác sẽ gây ra mùi khó chịu hoặc làm tan chảy túi. Nếu bạn muốn đổ bớt nước ra để lấy thêm kem tươi thì hãy nói với nhân viên, không nên tự ý đổ vào sọt rác. Còn khi đã uống xong, bạn hãy để nguyên thìa dĩa, cốc chén trên mặt bàn cho nhân viên dọn dẹp.
3. Không bắt nhân viên đóng gói như đồ mang về nếu có ý định dùng ngay tại chỗ
Khi một nhân viên trong quán hỏi: “Bạn muốn ăn ở đây hay mang về?”, bạn hãy trả lời trung thực. Vì chúng ta thường gọi bánh kèm với nước, có những người yêu cầu nhân viên bọc bánh dưới dạng take away (mang về), sau đó lại ngồi ăn ngay tại quán. Điều này sẽ gây khó chịu cho nhân viên bởi họ phải mất nhiều thời gian hơn để gói, đặt thực phẩm vào hộp, cho thêm thìa dĩa, giấy ăn… Chưa kể những túi giấy và đồ dùng bằng nhựa đó là “nỗi đau lãng phí” với cả cửa hàng và môi trường.
4. Đừng dùng nhà vệ sinh nếu không định gọi đồ uống
Tất nhiên có những trường hợp khẩn cấp, nhưng cũng có những người chỉ vì cố ý mà muốn vào dùng nhà vệ sinh miễn phí. Hành động này còn gây khó chịu cho cả khách hàng khác, bởi họ đã phải trả tiền để ngồi ăn/uống và bây giờ phải xếp hàng sau bạn để dùng nhà vệ sinh. Nếu nhất định phải dùng nhà vệ sinh trong quán, bạn nên gọi một thứ nhẹ nhàng (như một chiếc bánh sừng bò chẳng hạn).
5. Nếu bạn muốn ngồi lâu, đừng quên gọi thêm đồ
Các cửa hàng cà phê luôn chào đón những vị khách mang laptop đến làm việc trong im lặng. Tuy nhiên nếu bạn cắm trại ở một vị trí đắc địa trong nhiều giờ, thì chủ quán sẽ thấy “lỗ vốn” trong việc kinh doanh. Vậy nên hãy lịch sự gọi thêm đồ uống hoặc món ăn nhẹ nếu bạn định ngồi lại cả nửa ngày trong quán nước.
6. Không biến quán cà phê thành văn phòng làm việc riêng
Các nhân viên và khách hàng khác sẽ thấy bối rối khi bạn mang tất cả các vật dụng cần thiết của văn phòng đến trang hoàng một góc quán cà phê. Không có vấn đề gì nếu bạn mang laptop cùng một tập giấy nhớ. Nhưng sẽ là rất quá đáng nếu bạn mang đầy đủ máy tính, vài chiếc điện thoại di động, homephone, giấy nhớ, sách vở, hộp bút, băng dính, dao kéo, dập ghim… rồi trải hết lên mặt bàn.
7. Không nên yêu cầu latte hoặc cappuccino “thêm nóng”
Bởi vì điều này sẽ làm giảm hương vị tổng thể của thức uống của bạn. Mỗi chúng ta đều có sở thích cá nhân nên không có gì lạ khi một số người thích ly cà phê nóng hổi hơn một tách ấm. Tuy nhiên, các barista đều khuyên rằng một số đồ uống cà phê chỉ ngon khi được pha chế ở đúng nhiệt độ cho phép. Hấp sữa ở nhiệt độ cao hơn mức cho phép sẽ làm cháy sữa, gây ảnh hưởng chung đến mùi vị món uống. Nếu thực sự muốn một món uống siêu nóng, bạn hãy xem xét đặt một loại đồ uống không chứa sữa.
Minh Minh
Xem thêm:
Từ khóa kỹ năng mềm quán cà phê nghệ thuật ứng xử