Ba quy luật tâm lý kỳ diệu trong giáo dục con cái
- Ngữ Yên
- •
Các bậc cha mẹ đều biết rằng việc giáo dục gia đình thực sự đòi hỏi rất nhiều nỗ lực. Mỗi đứa trẻ đều có tính khí và tính cách riêng, nếu phương pháp giáo dục quá máy móc, sách vở thì hiệu quả thường không đáng kể, thậm chí còn khiến cha mẹ kiệt sức. Không có “linh đơn diệu dược” nào cho việc nuôi dạy con cái, chỉ cần cho con uống một viên là có tác dụng và con sẽ ngoan ngoãn, nghe lời. Tuy nhiên, từ góc độ tâm lý học, vẫn có những quy tắc có thể tuân theo và rất đáng để khám phá.
Thực lòng mà nói, người mẹ nào cũng vất vả trong quá trình giáo dục con cái. Nhưng mỗi đứa trẻ đều có “khả năng” khiến cha mẹ chúng phát điên, sự tương tác giữa cha mẹ và con cái sẽ luôn có những buồn vui lẫn lộn. Đôi khi, khi việc giáo dục con cái gặp bế tắc, hãy nhìn lại bản thân mình, với tư cách là một người mẹ, bạn có thực sự “dùng hết sức lực”, “dùng hết trí óc”, hay là đang “dùng sự tức giận”, “dùng quyền uy”, thậm chí không nhịn được phải động tay động chân? Trên thực tế, các chuyên gia tâm lý cho rằng việc giáo dục đứa trẻ cần phải “dụng tâm”, không có cách giáo dục nào tốt hơn là chạm vào trái tim của trẻ. Có một số quy luật tâm lý có thể khiến trẻ “cảm động” và có thể phát huy sức mạnh thần kỳ.
Quy luật tâm lý 1: Hiệu ứng Pygmalion
Nhà khoa học Robert Rosenthal cho rằng hiện thực có thể thay đổi tích cực hoặc tiêu cực dựa vào sự mong đợi của chúng ta dành cho người khác. Ông thấy rằng kỳ vọng tích cực sẽ mang lại hiệu suất tốt, trong khi đó kỳ vọng tiêu cực sẽ ảnh hưởng xấu đến kết quả.
Rosenthal quyết định chứng minh nhận định của mình thông qua một bài kiểm tra IQ tại một trường tiểu học ở California. Sau bài kiểm tra, giáo viên sẽ không được nhận kết quả, thay vào đó Rosenthal sẽ chỉ thông báo tên của 20% học sinh ngẫu nhiên có “tiềm năng phát triển trí tuệ vượt bậc”. Khi năm học kết thúc, những học sinh của trường tiểu học trên được làm bài kiểm tra một lần nữa. Lúc này, những em có tên trong danh sách 20% của Rosenthal đều có kết quả học tập cao hơn đáng kể sao với bài kiểm tra 8 tháng trước, đặc biệt là những em học lớp 1 và lớp 2.
Bài kiểm tra này cho thấy kỳ vọng là một yếu tố góp phần dẫn đến kết quả của học sinh, cụ thể là những em nhỏ tuổi. Rosenthal tin rằng những yếu tố khác như tâm trạng hay thái độ của giáo viên cũng có thể ảnh hưởng đến học sinh.
Ngoài ra, giáo viên cũng có xu hướng quan tâm hơn đến những đứa trẻ trong danh sách 20% này. Các em sẽ được đối xử khác hơn, dù dấu hiệu không quá rõ ràng. Sự đối xử khác này bao gồm việc được chú ý kỹ càng hơn, và có những phản hồi cụ thể hơn tới phụ huynh.
Trong bài viết đăng trên American Psychologist vào tháng 11/2003, Rosenthal sau đấy tóm gọn hiệu ứng Pygmalion/Rosenthal là “một hiện tượng, trong đó sự kỳ vọng của một đối tượng dành cho người khác có thể dẫn đến một lời tiên tri tự ứng nghiệm”.
Tương tự, trong một trường đại học, nhiều nam sinh trong khoa cố tình theo đuổi một cô gái có ngoại hình trung bình, không biết ăn mặc, không có ai theo đuổi, khen ngợi vẻ đẹp và sự quyến rũ của cô, tranh nhau cho cô mượn vở ghi bài và xếp hàng vào căng tin giúp cô lấy đồ ăn. Chưa đầy nửa năm, cô gái này đã lột xác và trở thành hoa khôi của trường khiến tất cả mọi người phải sửng sốt. Đây là nơi tiềm năng và sự tự tin của cô được kích thích.
So với giáo viên chủ nhiệm và những người khác giới thì mẹ là người mà con trẻ yêu quý nhất, tin tưởng nhất và dựa vào nhiều nhất. Đồng thời, mẹ cũng là người có thể cho con những gợi ý tâm lý tốt nhất. Lời khẳng định tích cực của người mẹ đối với con mình, ánh mắt mong đợi, nụ cười tán thành và những lời động viên có thể ảnh hưởng một cách tinh tế đến lòng tự trọng, yêu bản thân, sự tự tin và sự hoàn thiện bản thân của con mình. Sẽ không mất nhiều thời gian đâu, bạn sẽ nhận ra, trẻ sẽ tự mình làm được nhiều việc mà không cần được cha mẹ thúc giục.
Quy luật tâm lý 2: Hiệu ứng Westerners
Hiệu ứng được nhà tâm lý học Westerners phát hiện và giải thích bằng một câu chuyện ngụ ngôn. Câu chuyện kể về một đám trẻ con chơi đùa trước cửa nhà một ông lão. Ông lão thấy bực mình và có ý định đuổi chúng đi. Ông lão đưa cho đứa trẻ mỗi đứa 10 đồng và yêu cầu chúng đến đây chơi để được thưởng tiền. Hôm sau, bọn trẻ lại đến chơi, chúng nhận được 5 đồng. Đến ngày tiếp theo, ông lão chỉ đưa cho bon trẻ 2 đồng. Lúc này, lũ trẻ cảm thấy bực tức và bảo sẽ không quay lại đó chơi nữa.
Chẳng phải ngẫu nhiên mà ông lão có mặt trong truyện ngụ ngôn này. Ông lão đã biến động cơ “vui chơi vì niềm vui” của bọn trẻ thành động lực bên ngoài là “vui chơi vì tiền”. Ông lão đã thao túng hành vi của bọn trẻ một cách dễ dàng bằng cách thay đổi mục đích vui chơi của chúng.
Hiệu ứng Westerner xuất hiện trong cuộc sống như thế nào? Ví dụ, cha mẹ nói với con cái: “Nếu con đạt được 100 điểm trong bài kiểm tra, cha sẽ thưởng cho con 100 đồng”, “Nếu con lọt vào top 5, cha sẽ đưa con đi công viên giải trí”, v.v. Nó có thể có một số tác dụng trong một thời gian. Tuy nhiên, lâu ngày, cha mẹ nhận sẽ thấy con mình không coi trọng việc học, học để được khen thưởng và ngày càng ít quan tâm đến việc học.
Đây chính là ý nghĩa của hiệu ứng Westerners: Cơ chế khen thưởng không phù hợp làm giảm động lực bên trong của trẻ.
Cha mẹ thông minh có thể mỉm cười khi nhìn thấy điều này. Thay vào đó, hiệu ứng Westerners được sử dụng sẽ ngăn chặn một số hành vi không phù hợp ở trẻ. Cha mẹ vẫn có thể sử dụng phương pháp phần thưởng, chỉ là cần phải có mức độ, nếu vượt quá giới hạn thì nên dừng lại, điều quan trọng là phải thấy hiệu quả, không có phương pháp giáo dục nào có thể sao chép một cách cứng nhắc được.
Quy luật tâm lý 3: Hiệu ứng gió Nam
Hiệu ứng gió Nam bắt nguồn từ câu chuyện ngụ ngôn của nhà văn Pháp La Fontaine:
Gió Bắc và gió Nam tranh nhau xem ai có thể cởi áo khoác của người đi đường. Gió Bắc hy vọng rằng lực thổi mạnh sẽ khiến áo khoác của người đi đường bay đi, không ngờ rằng hơi lạnh thấu xương của gió Bắc lại khiến người đi đường phải quấn chặt áo khoác để chống lại cơn rét. Ngược lại, gió Nam chỉ nhẹ nhàng thổi qua, mang theo nắng và gió hòa hợp, khiến người đi đường cảm thấy ấm áp, liền cởi áo ngoài. Thế là gió Nam đã thắng.
Gió Nam đáp ứng nhu cầu nội tâm của con người, không giống như gió Bắc miễn cưỡng và thô bạo. Hành vi của gió Nam là thỏa mãn nhu cầu bản thân của người khác, đồng thời, truyền cảm hứng để họ xem xét nội tâm và trở nên tự chủ. Đây chính là “hiệu ứng gió Nam”.
Giáo dục gia đình theo phong cách gió Bắc sẽ mang tính bắt buộc và áp lực cao. Nếu cha mẹ luôn dùng đòn roi, lời đe dọa, mệnh lệnh, v.v., liệu chúng có thực sự hiệu quả? Giáo dục theo phong cách gió Nam ấm áp và yên bình sẽ có thể chạm thẳng vào trái tim trẻ, khơi dậy sự chủ động của trẻ và đạt được kết quả gấp đôi với một nửa công sức. Trong tâm lý học, nó được gọi là “động lực bên trong để đạt được hiệu suất cao”.
Ba quy luật tâm lý chính nêu trên không gì khác hơn là những gợi ý đơn thuần. Tóm lại, việc ứng dụng tâm lý học trong giáo dục gia đình một cách xuất sắc về cơ bản là dựa trên các nguyên tắc tích cực, chấp nhận, thấu hiểu và động viên, tránh ép buộc gây ra ám ảnh trong tâm lý trẻ. Trước đây, mọi người thường dễ rơi vào những hiểu lầm trong việc giáo dục trẻ em như “thương cho roi cho vọt”, “không đánh không thành tài”, hay nuông chiều và phần thưởng quá mức. Vì vậy, nếu nghiên cứu đúng đắn các quy luật tâm lý và áp dụng chúng một cách cẩn thận, chúng ta có thể đạt được những kết quả đáng ngạc nhiên.
Từ khóa Giáo dục trẻ Giáo dục Giáo dục con