Người cao tuổi bị viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) thường rơi vào tình huống rất nguy hiểm. Tuy nhiên, vào đầu năm nay, hai phụ nữ trên 100 tuổi đã truyền cảm hứng chống lại virus corona mới cho rất nhiều người. Câu chuyện thần kỳ của họ đã thu hút sự chú ý của giới truyền thông khắp thế giới. Vậy họ đã đánh bại virus như thế nào?

Embed from Getty Images

Sơ André, một nữ tu người Pháp được cho là người cao tuổi thứ hai thế giới, đã bình tĩnh đẩy lùi COVID-19 sau khi được chẩn đoán dương tính. (NICOLAS TUCAT / AFP/ Getty Images)

Một nữ tu 117 tuổi không sợ virus

Sơ André sống trong viện dưỡng lão ở Pháp, được cho là người cao tuổi thứ hai trên thế giới còn sống đến nay, sơ bị mù và phải ngồi xe lăn. Sơ André được xét nghiệm dương tính với COVID-19 trong một vụ lây nhiễm hàng loạt bùng phát tại viện dưỡng lão hồi tháng Một. Trong thời gian cách ly, nữ tu ngủ lâu hơn bình thường và hơi mệt, nhưng bà đã cầu nguyện, và có rất ít triệu chứng đến nỗi bà thậm chí còn không nhận ra mình đã bị nhiễm bệnh.

Điều thú vị là, bởi vì nữ tu này bình thường thích nói chuyện, nên sau khi bị cách ly, bà đã nhiều lần hỏi khi nào bà có thể gặp lại mọi người và tại sao họ lại không thể gặp bà. Hơn nữa bà còn thắc mắc tại sao mình vẫn ổn, nhưng mọi người lại nói về virus corona mới mỗi ngày .

Đại diện của viện dưỡng lão, ông David Tavella cho biết, sơ André luôn nói với ông rằng bà không sợ virus hay cái chết, chỉ lo lắng rằng mình sẽ lây nhiễm cho người khác, bà còn muốn nhường vắc-xin của mình cho người cần tiêm.

Embed from Getty Images

Sơ André, sinh năm 1904, hiện đang sống trong viện dưỡng lão ở Toulon, miền Nam nước Pháp. (GERARD JULIEN / AFP/ Getty Images)

Sau nhiều tuần bị cách ly, sơ André đã hồi phục suôn sẻ. Vào thời điểm đó, 80 người khác trong viện dưỡng lão được chẩn đoán, 11 người trong số họ đã qua đời.

Nói về điều kỳ diệu đối với sức khỏe và tuổi thọ của nữ tu, ông Tavella nói: “Nếu bà có bí mật gì, thì đó hẳn là bà có một niềm tin mãnh liệt rằng khi cuộc đời bà kết thúc, bà sẽ gặp lại Đấng Tạo Hóa”. “Chính niềm tin mãnh liệt trong lòng đã khiến bà kiên trì.”

‘Cụ bà thép’ 105 tuổi ‘đá’ bay COVID 

Bà Lucia DeClerck là thành viên lớn tuổi nhất của một viện dưỡng lão ở New Jersey, Hoa Kỳ. Bà được xét nghiệm dương tính với COVID-19 vào sinh nhật lần thứ 105 hôm 25/1, nhưng bà hầu như không có triệu chứng gì. Sau hai tuần cách ly, bà vẫn an toàn. Tuy nhiên, trong số những bệnh nhân khác được xác nhận tại bệnh viện, có 4 người đã qua đời.

Khi biết bà nhiễm dịch, gia đình đã chuẩn bị cho tình huống xấu nhất. Con trai út của bà nói rằng mọi người rất lo lắng “nhưng bà có một sự kiên trì rất đáng ngạc nhiên”“bà mang theo chuỗi hạt bên mình – mọi lúc”. Bà DeClerck là một tín đồ Công giáo sùng đạo, trong viện dưỡng lão, mỗi tuần bà đều lần hạt Mân Côi và dẫn mọi người cầu nguyện. Trước khi dịch bệnh bùng phát, bà thường xuyên tham dự thánh lễ hàng tuần của nhà thờ.

Có người hỏi bà đã sống như thế nào đến 105 tuổi, bà trả lời: “Cầu nguyện, cầu nguyện, cầu nguyện”. “Làm từng việc tuần tự, và đừng ăn đồ ăn vặt.”

lucia declerck
(Ảnh: Chụp màn hình Twitter)

Nói về tính cách của mẹ mình, người con trai cả của bà nói: “Bà cởi mở với mọi thứ trong cuộc sống. Bà sẽ làm những gì mình muốn mà không do dự. Tôi nghĩ điều này thực sự giúp ích cho tuổi thọ của bà”. Một người con dâu nói rằng bà DeClerck là một người giàu lòng nhân ái và rất điềm đạm.

Sau khi trở về từ cuộc phiêu lưu, gia đình đã gọi bà bằng một biệt danh mới: “Quý bà thép 105 tuổi đá bay COVID”.

Hai cụ bà trên trăm tuổi này rõ ràng có điểm chung là đều tin vào tôn giáo và tràn đầy niềm tin vào cuộc sống của mình, có lẽ đây là yếu tố quan trọng để họ có thể sống sót qua nguy hiểm. Những người có niềm tin vững chắc thường có nhân sinh quan rộng mở, có mục tiêu rõ ràng trong cuộc sống và thường đối tốt với những người khác. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người có giá trị quan tích cực như vậy thường có hệ miễn dịch tốt để chống lại virus.

Những người theo đuổi “hạnh phúc tự do” có khả năng miễn dịch cao hơn những người theo “hạnh phúc khoái lạc”

Nhiều người biết rằng những cảm xúc tiêu cực như tức giận, buồn bã và sợ hãi có hại cho sức khỏe, vậy thì theo đuổi hạnh phúc không phải sẽ tốt cho sức khỏe hơn sao? Cũng không hẳn vậy, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu sâu và phát hiện ra rằng các hình thức hạnh phúc khác nhau cũng có sự khác biệt đối với hệ thống miễn dịch của con người.

Các học giả phương Tây chia tâm lý theo đuổi hạnh phúc của con người thành hai loại chính. Một loại được gọi là “hạnh phúc khoái lạc” (hedonic), nhấn mạnh đến khoái cảm và tránh đau đớn, thỏa mãn ham muốn của bản thân; loại còn lại được gọi là “hạnh phúc tự do” (eudaimonic), nhấn mạnh hơn về trải nghiệm hạnh phúc khi theo đuổi ý nghĩa cuối cùng của cuộc sống.

Một nghiên cứu được công bố trên Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia (PNAS) vào năm 2013 cho thấy những người theo đuổi “hạnh phúc tự do” có biểu hiện gen tế bào miễn dịch rất khỏe mạnh, cơ thể ít viêm nhiễm hơn, đồng thời có khả năng kháng virus và năng suất kháng thể mạnh hơn. Ngược lại người theo đuổi “hạnh phúc khoái lạc” thường dễ bị viêm nhiễm hơn và khả năng kháng virus cũng như hiệu suất kháng thể kém.

Nói cách khác, một người theo đuổi “hạnh phúc tự do” có khả năng chống lại virus tổng thể mạnh hơn và có nhiều khả năng tạo ra các kháng thể bảo vệ sau khi được tiêm chủng.

Những người “trân trọng giá trị cuộc sống” “tế bào tiêu diệt tự nhiên” trong hệ thống miễn dịch mạnh hơn

Nghiên cứu của các chuyên gia như nhà tâm lý học Julienne E. Bower của Đại học California, Los Angeles cho thấy rằng phụ nữ càng coi trọng mối quan hệ giữa các cá nhân, sự phát triển cá nhân và tìm kiếm ý nghĩa thực sự của cuộc sống, thì hoạt tính của các “tế bào tiêu diệt tự nhiên” trong cơ thể họ càng mạnh hơn.

Julienne E. Bower scaled
Nhà tâm lý học Julienne E. Bower (Nguồn: semel.ucla.edu)

“Tế bào tiêu diệt tự nhiên” là tế bào miễn dịch quan trọng trong cơ thể người, có thể tiêu diệt tế bào nhiễm virus và tế bào ung thư. Vậy nói cách khác, những người càng coi trọng giá trị cuộc sống thì khả năng chống lại sự lây nhiễm của virus càng mạnh.

Các chuyên gia nhận định, đối với một người coi trọng giá trị cuộc sống, khả năng thích ứng với căng thẳng của hệ thần kinh tự chủ hoặc hệ thần kinh nội tiết của họ có thể được tăng cường, do đó hệ thống miễn dịch cũng sẽ trở nên mạnh mẽ hơn.

Qua đó có thể thấy rằng thái độ hay giá trị quan của chúng ta về cuộc sống có lẽ không chỉ là vấn đề khái niệm, nó còn thực sự ảnh hưởng đến tế bào và gen cũng như khả năng miễn dịch của chúng ta.

Chuyên gia: Khả năng miễn dịch của con người mạnh hơn vắc-xin, trí lực là chìa khóa

Trong thời kỳ dịch bệnh, nhiều người đặt hết hy vọng vào vắc-xin mà bỏ qua việc nuôi dưỡng khả năng miễn dịch của bản thân. Tiến sĩ Đổng Vũ Hồng (Dong Yuhong), một chuyên gia về virus học và bệnh truyền nhiễm châu Âu, đồng thời là Giám đốc Khoa học của Công ty dược Sun Regen Healthcare AG, chỉ ra rằng trên thực tế, hệ thống miễn dịch của con người quan trọng hơn vắc-xin.

maxresdefault 15
Tiến sĩ Đổng Vũ Hồng (Ảnh: YouTube)

Vắc-xin chống lại virus bằng cách dựa vào một phần của hệ thống miễn dịch của cơ thể, hơn nữa vắc-xin chỉ dùng một lần và các kháng thể mà nó tạo ra có giới hạn thời gian. Trong khi đó, hệ thống miễn dịch của chúng ta là một hệ thống linh hoạt và năng động với khả năng chống virus vô hạn. Khi chức năng miễn dịch đầy đủ và khỏe mạnh hoạt động, ngay cả khi virus đột biến, cơ thể vẫn có thể tiêu diệt nó. 

“Trong đợt dịch virus corona mới này, một số người trẻ đã tử vong ngay sau khi nhiễm bệnh. Một số trường hợp có vẻ như không mắc các bệnh khác, nhưng thực tế hệ thống miễn dịch của chính họ đã có vấn đề rồi, chỉ là bệnh vẫn chưa xuất hiện. Còn virus corona mới lại có thể khơi dậy những mối nguy hiểm tiềm ẩn trong cơ thể,” chuyên gia Đổng Vũ Hồng nói.

Do đó, cải thiện khả năng miễn dịch là “chìa khóa quan trọng của vấn đề”. Bà Đổng Vũ Hồng cho biết, ngoài chế độ ăn uống cân bằng, ngủ nghỉ và tập thể dục điều độ, thì “duy trì một tâm thái chân thành, khoan dung và nhân hậu có thể giúp chúng củng cố và tăng cường hàng rào miễn dịch này”. Như trong câu chuyện nói trên, hai người phụ nữ trên trăm tuổi chiến thắng virus corona mới này cũng có tâm tính nhân hậu, vị tha, cởi mở, những người như vậy không dễ mắc bệnh.

Các nhà nghiên cứu miễn dịch học tại Đại học Y khoa Baylor, Hoa Kỳ đã nghiên cứu khả năng miễn dịch của các học viên Pháp Luân Công tin vào “Chân, Thiện, Nhẫn” và so sánh bạch cầu trung tính của họ với những người bình thường. Kết quả nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học Thay thế và Bổ sung.

Họ phát hiện ra rằng hoạt động của một loạt gen liên quan đến miễn dịch trong bạch cầu trung tính của các học viên Pháp Luân Công, bao gồm cả interferon-γ, cao hơn đáng kể so với người bình thường. Interferon là chất quan trọng để cơ thể chống lại virus.

Một phát hiện quan trọng khác là các tế bào miễn dịch của những người này có một “cơ chế điều chỉnh hai chiều” độc đáo. Trong điều kiện bình thường (không bị viêm), bạch cầu trung tính của họ có tuổi thọ cao hơn người bình thường, và chức năng thực bào (giúp tấn công các vi khuẩn ngay khi những sinh vật này xâm nhập vào cơ thể) của chúng cũng mạnh hơn, vì vậy đưa đến tác dụng tốt hơn hơn trong việc bảo vệ cơ thể. Trong trạng thái bị viêm, một khi bạch cầu trung tính loại bỏ các tác nhân gây bệnh, lại sẽ điều hòa chuyển hóa tế bào, giúp nhanh chóng giải quyết tình trạng viêm nhiễm và tránh sự xuất hiện của hội chứng “cơn bão cytokine” (phản ứng miễn dịch quá mức).

5bai 1024x804 1 copy
Hình ảnh 5 bài công pháp của Pháp Luân Công.
Đăng ký học thiền, rèn luyện cả tâm lẫn thân tại đây.

Tại sao trạng thái tinh thần hoặc niềm tin lại có ảnh hưởng lớn đến các tế bào miễn dịch của chúng ta?

Tiến sĩ Đổng Vũ Hồng giải thích, bởi vì cấu trúc của cơ thể con người chúng ta không chỉ là cấu trúc phân tử, ngoài phân tử còn có nguyên tử và điện tử; ngoài cơ thể vật chất, còn có rất nhiều thuộc về vi mô, chẳng hạn như cấp độ tinh thần. “Bệnh tật cũng không chỉ do một cấu trúc phân tử đơn giản gây ra, mà còn do nhiều cấp độ yếu tố gây ra. Suy nghĩ của chúng ta không nhất thiết bị giới hạn bởi một loại thuốc hay phân tử.”

Theo Lý Thanh Phong, Epoch Times

Xem thêm: