Theo hiểu biết thông thường, sống thọ thường liên quan đến tập luyện, bỏ thuốc và hạn chế rượu, nhưng thực tế, sau 20 năm nghiên cứu các nhà tâm lý học Mỹ phát hiện yếu tố quyết định tuổi thọ quan trọng nhất không phải là thuốc lá, rượu bia hay vận động mà chính là quan hệ xã hội!

vo chong gia 1
Bí quyết sống thọ của những người đoạt giải Nobel. (Ảnh minh họa: Shutterstock)

Ngoài ra, bí quyết sống thọ của nhiều người đoạt giải Nobel cũng không liên quan đến việc tập thể dục, cai thuốc lá hay rượu bia – họ nắm giữ hai “chìa khóa vàng” vô cùng quan trọng!

Hai giáo sư tâm lý học người Mỹ là Howard Friedman và Leslie Martin, sau 20 năm nghiên cứu, đã rút ra những yếu tố then chốt ảnh hưởng đến tuổi thọ từ vô số thói quen sinh hoạt của đối tượng nghiên cứu. Họ đã công bố cuốn sách mới mang tên “Kế hoạch sống thọ”, trong đó liệt kê “Bảng xếp hạng các yếu tố then chốt giúp sống thọ”.

Điều khiến nhiều người ngạc nhiên là trong 4 yếu tố quyết định tuổi thọ được nêu trong sách, “quan hệ xã hội” lại đứng ở vị trí số 1.

1. Quan hệ xã hội

Nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng của quan hệ xã hội vượt xa tưởng tượng. Quan hệ xã hội có thể còn quan trọng hơn cả việc ăn nhiều trái cây, rau củ, thường xuyên tập thể dục và kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Một khảo sát theo dõi 268 nam giới tại Trường Y Harvard phát hiện rằng điều thực sự quan trọng trong cuộc sống của một người chính là các mối quan hệ với người khác.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người thường xuyên tụ tập, giao lưu và trò chuyện với bạn bè có xu hướng sống lâu hơn những người ít hoặc không có các mối quan hệ xã hội như vậy.

2. Lối sống khoa học

Đảm bảo ngủ đủ giấc và có cuộc sống hôn nhân hòa hợp; đối xử tốt với người khác, khoan dung hơn, duy trì tinh thần trẻ trung.

3. Loại bỏ thói quen xấu

Để nâng cao chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ chúng ta nên tích cực thay đổi những thói quen xấu. Việc từ bỏ các thói quen như hút thuốc, uống rượu bia quá mức, ăn uống không lành mạnh hay thiếu vận động sẽ giúp cải thiện sức khỏe tổng thể, giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính và tăng cường hệ miễn dịch. Thay vào đó, nên hình thành thói quen sống lành mạnh, duy trì cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi để cơ thể luôn được phục hồi tốt nhất.

4. Giao lưu với người có lối sống lành mạnh

Thói quen sống của bạn bè sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thói quen sống của bạn. Muốn có cuộc sống khỏe mạnh chúng ta nên thường xuyên tiếp xúc với những người có lối sống lành mạnh.

Chìa khóa vàng của những người đoạt giải Nobel sống thọ:

Chìa khóa vàng thứ nhất: Lạc quan

Nếu bạn muốn sống đến 100 tuổi, có thể bạn sẽ tìm được câu trả lời từ những người đoạt giải Nobel. Một nghiên cứu ở Anh cho thấy những người đoạt giải Nobel thường sống lâu hơn, với tuổi thọ trung bình là 77,2 tuổi – cao hơn 1,4 tuổi so với những nhà khoa học chỉ được đề cử mà không đoạt giải.

New Project 57
Để nâng cao chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ chúng ta nên suy nghĩ tích cực và thay đổi những thói quen xấu. (Ảnh minh họa: Shutterstock)

Theo chuyên gia giáo dục sức khỏe hàng đầu Bộ Y tế Hồng Chiêu Quang, tâm lý cân bằng chiếm hơn 50% tác động tới sức khỏe và sống lâu, chế độ ăn hợp lý chiếm 25%, các yếu tố khác chiếm 25%. Ai giữ được tâm trạng cân bằng như vậy chính là nắm trong tay chìa khóa vàng của sức khỏe.

Một số người đoạt giải Nobel cũng nhấn mạnh, duy trì trạng thái tâm lý tốt rất quan trọng, trong đó đầu tiên là phải lạc quan giữ tâm trạng tốt là phải lạc quan. Tiến sĩ Hillary Tindell cho biết: “Lạc quan là chiếc ô bảo vệ quan trọng, người lạc quan có mạng lưới xã hội mạnh mẽ và xử lý áp lực tốt”.

Hormone stress gây hại cơ thể

Y học hiện đại phát hiện 65%-90% bệnh như ung thư, xơ vữa động mạch, cao huyết áp, loét dạ dày… có liên quan đến áp lực tâm lý, gọi là bệnh lý tâm lý.

Vùng dưới đồi, tuyến yên và tuyến thượng thận tạo nên trung tâm phản ứng stress. Khi gặp khủng hoảng, chúng tiết hormone như norepinephrine và adrenaline, tái phân bổ “nguồn lực” cơ thể, giảm cung cấp cho tiêu hóa và miễn dịch, tập trung cho tim và cơ bắp.

Nếu con người luôn căng thẳng, hormone stress cao kéo dài sẽ ức chế và phá hủy hệ miễn dịch.

Ngược lại, khi vui vẻ não sẽ tiết dopamine và các hormone tích cực giúp thư giãn tinh thần, điều hòa cơ thể, thúc đẩy sức khỏe.

Chìa khóa vàng thứ hai: Có mục tiêu sống

Muốn giữ tâm trạng tốt cần có mục tiêu sống rõ ràng. Nghiên cứu tại Trung tâm Y khoa Rush (Mỹ) phát hiện người lớn tuổi có mục tiêu rõ ràng có tỷ lệ tử vong thấp hơn một nửa so với người khác.

Dù là mục tiêu lớn hay nhỏ như du lịch, đọc sách,… miễn là có mục tiêu thì khả năng sống lâu sẽ cao hơn.

Một nghiên cứu 7 năm ở Anh với người từ 40 đến 90 tuổi cho thấy người không có mục tiêu sống có tỉ lệ tử vong do bệnh hoặc tự tử cao gấp đôi; tỷ lệ mắc bệnh tim mạch cũng tăng gấp đôi.

Sau khi nghỉ hưu, mất mục tiêu sống làm sức khỏe thể chất và tinh thần giảm mạnh.

Nếu không có mục tiêu thì cái chết trở thành mục tiêu duy nhất, nó kích hoạt cơ chế tự phá hoại cơ thể.

Ngược lại, có mục tiêu tạo ra thái độ tích cực, thúc đẩy tìm cách thực hiện mục tiêu, kích thích não bộ.

Các nhà khoa học thấy rằng người hay suy nghĩ có mạch máu não khỏe mạnh, bảo vệ tế bào não tránh lão hóa sớm. Mục tiêu nên thực tế, không cần lớn, chẳng hạn như học hát hay tổ chức du lịch cũng được.

Trúc Nhi biên dịch
Theo Sound Of Hope