Cả làng không còn dấu hiệu của sự sống chỉ sau một đêm
- Minh Ngọc
- •
Vào ngày 21/8/1986, tại một ngôi làng nhỏ ở Cameroon thuộc vùng Trung Phi, đã có 1.746 người và hơn 3.500 con gia súc thiệt mạng chỉ sau một đêm. Thi thể rải rác ở khắp nơi, thế nhưng khi khám nghiệm tử thi thì không thấy bất cứ vết thương nào. Vậy hung thủ hủy diệt cả ngôi làng này là ai?
Theo tờ “ETtoday”, một trong những người sống sót tên là Joseph Nkwain hoảng loạn cho biết, khi anh tỉnh lại từ trong cơn mê man thì thấy con gái đã chết trong phòng bên cạnh rồi. Anh đã cố gắng lê lết cơ thể yếu ớt để lái xe máy chạy khỏi đó, trên đường, anh không nhìn thấy bất cứ dấu vết nào của sự sống.
Theo những người may mắn sống sót rải rác, lúc đó họ chỉ cảm thấy như có một luồng sức mạnh bóp nghẹt cổ, không thể thở được, mũi và mắt cảm giác nóng rát. Điều khiến họ bối rối đó là trước khi thảm họa xảy ra hoàn toàn không có dấu hiệu cảnh báo nào cả, chỉ nghe thấy tiếng ầm ầm liên tục khoảng 20 giây. Sau đó họ mới biết rằng thì ra hồ Nyos ở phía xa kia chính là thủ phạm của tai họa này.
Hóa ra khoảng 400 năm trước, hồ Nyos vẫn còn là miệng núi lửa, sau khi ngừng hoạt động, nước dần tích tụ lại thành hồ núi lửa. Không giống như các hồ khác có thể quan sát được chuyển động, hồ Nyos luôn tĩnh lặng một cách kỳ lạ và có màu sắc bí ẩn. Người dân địa phương thậm chí còn có truyền thuyết về linh hồn quỷ dữ ở hồ này, họ rất sợ nếu nó mà không vui thì sẽ “tức giận ngút trời”.
Thế nhưng, thật ra sự tức giận này là khí CO2 được giải phóng từ mắc-ma ở tầng sâu bên dưới hồ núi lửa. Hoạt động mắc-ma vô cùng nhỏ giải phóng metan và CO2 nồng độ cao vào nước, còn lớp mặt nước đóng băng giống như một cái nắp đậy lớn giữ lớp khí tích tụ hơn mấy trăm năm qua ở bên dưới. Thế nhưng là ai đã mở chiếc nắp này?
Các chuyên gia dự đoán rằng đây là vì sức chứa khí thể của hồ có hạn, khi CO2 gần bão hòa, chỉ cần một cơn mưa là có thể làm cho nước phát nổ, xuất hiện một đài phun nước dài 100 mét và một làn sóng siêu mạnh quét ra xung quanh giống như một cơn sóng thần hủy diệt khu vực lân cận.
Nhằm tránh nước hồ lại “tức giận ngút trời” một lần nữa, các nhà khoa học đã nghĩ ra cách nhân tạo để giúp nước hồ thoát khí. Lần tới khi đi bơi, nếu thấy bên trong hồ có những ống thoát khí, bạn đừng nghĩ đó là đài phun nước cầu vồng nhé, thật ra đó là ống thải khí CO2. Khi ở nồng độ thấp và thường xuyên được giải phóng sẽ tránh được việc CO2 tiếp tục tích tụ bên dưới hồ và gây ra thảm kịch.
Hồ phun trào
Theo Wikipedia, ‘hồ phun trào’ là một dạng thiên tai hiếm gặp. Nguyên nhân là do khí CO2 đột nhiên phun trào từ dưới lòng hồ khiến động vật hoang dã, gia súc và con người nghẹt thở dẫn đến tử vong. Các nhà khoa học tin rằng vấn đề sạt lở, núi lửa hoạt động hoặc nổ có thể gây ra việc phun trào như thế này.
Cho đến nay, hiện tượng này đã xảy ra 2 lần. Vụ thứ nhất xảy ra vào năm 1984, hồ Monoun ở Cameroon “phun trào” đã khiến 37 người chết ngạt và tử vong. Vụ thứ 2 là hồ Nyos ở trên.
Do tính chất của thảm họa thiên nhiên này, khá khó để xác nhận liệu việc phun trào dưới đáy hồ có xảy ra ở nơi khác hay không. Tuy nhiên, một lượng lớn khí mê-tan và carbon dioxide đã được tìm thấy trong hồ Kivu nằm tại biên giới giữa Cộng hòa Dân chủ Congo và Rwanda, nên rất có thể tại đây đã xảy ra vụ phun trào thứ 3.
Minh Ngọc
Xem thêm:
Từ khóa thảm họa kỳ bí núi lửa Hồ núi lửa Trung Phi