Cô bé 13 tuổi tạo ra năng lượng sạch bằng thiết bị giá chỉ 5 USD
- Hoàng Vũ
- •
Ngày 25/10 vừa qua, cô bé Maanasa Mendu 13 tuổi đến từ bang Ohio (Hoa Kỳ) đã đạt Giải thưởng lớn trong cuộc thi dành cho các nhà khoa học trẻ “Discovery Education 3M Young Scientist Challenge” với thiết kế “lá mặt trời” tiết kiệm chi phí tạo ra năng lượng.
Ngoài việc đạt danh hiệu “Top những nhà khoa học trẻ hàng đầu Hoa Kỳ”, Maanasa còn nhận được 25.000 USD (~556 triệu đồng) cho thành tích của mình.
>> Tua bin gió có thể tạo 37 lít nước/ngày từ không khí (video)
Các “lá mặt trời” của Maanasa được thiết kế để giúp những khu vực đang phát triển cần các nguồn năng lượng rẻ hơn, với giá chỉ khoảng 5 USD.
Maanasa đã lấy cảm hứng về việc sản xuất năng lượng giá rẻ sau khi đến thăm Ấn Độ, tại đây, cô nhìn thấy rất nhiều người chưa tiếp cận được với nước sạch và điện với giá cả phải chăng.
Ban đầu, mục đích của cô bé chỉ là khai thác năng lượng gió. Nhưng trong quá trình thực hiện sản phẩm, Maanasa cùng với sự trợ giúp của người hướng dẫn của Tập đoàn 3M – ông Margauz Mitera, đã chuyển đổi sang một dạng thu năng lượng khác.
Lấy cảm hứng từ cách hoạt động của thực vật, cô bé quyết định tập trung vào việc tạo ra các “lá mặt trời” của riêng mình, thứ có thể khai thác năng lượng rung động.
Vậy các “lá mặt trời” hoạt động như thế nào? Chúng có thể lấy năng lượng từ mưa, gió và thậm chí cả ánh nắng mặt trời bằng cách sử dụng các tế bào năng lượng mặt trời và các vật liệu áp điện (một phần của lá cảm biến rung động). Những rung động này sau đó sẽ được chuyển đổi thành năng lượng sử dụng được.
>> Cậu bé thiên tài 12 tuổi vào đại học, muốn lấy bằng tiến sĩ năm 18 tuổi
Sau khi cuộc thi kết thúc, Maanasacho biết cô muốn phát triển mẫu thử nghiệm này hơn nữa và tiến hành nhiều kiểm tra hơn để có thể kinh doanh thương mại.
Theo Business Insider
Hoàng Vũ
Xem thêm:
Từ khóa Ấn Độ Sáng tạo thần đồng Tài năng khoa học phát minh