Để nâng cao tỷ lệ lập nghiệp thành công, cần chọn cộng sự như thế nào?
- Tâm Di
- •
Những cộng sự phù hợp có thể nâng cao tỷ lệ lập nghiệp thành công.
4 kiểu người phù hợp cùng lập nghiệp
Trong quá trình lập nghiệp có rất nhiều những yếu tố khó xác định, đối với những người tự mình lập nghiệp thì mức độ mạo hiểm là rất cao. Vì thế có rất nhiều người tự lập nghiệp thích hợp tác, cùng lập nghiệp với người khác.
Những cộng sự lập nghiệp phù hợp có thể nâng tỉ lệ thành công lên cao nhất, đặc biệt là những kiểu người sau đây chính là những người phù hợp nhất để cùng hợp tác lập nghiệp.
Kiểu 1: Người đã từng là cấp trên – cấp dưới
Những nhân viên kiểu này rất phù hợp để cùng lập nghiệp. Bởi vì trước đây đã từng có quan hệ cấp trên – cấp dưới, đôi bên đã rất quen thuộc, tin tưởng; không có quá nhiều tâm lý tranh đấu, tranh quyền đoạt lợi. Trung tâm của nhóm lập nghiệp chính là “lãnh đạo” trước đây, những nhân viên khác chính là người làm việc trước đây của lãnh đạo. Vì vậy, sức gắn kết, sự đồng tâm của nhóm sẽ khá mạnh, “đồng lòng cùng làm việc”.
Kiểu 2: Bạn học trung học
Tình cảm giữa bạn bè trung học là kiểu tình cảm đơn thuần nhất, mộc mạc nhất, cũng là những kỉ niệm mà mỗi chúng ta khó quên được nhất. Thời tiểu học, chúng ta đều chưa thể nhớ rõ mọi chuyện lắm, tình cảm giữa bạn học với nhau cũng không được sâu sắc; thời đại học đều là các sinh viên đến từ những nơi khác nhau, sau khi ra khỏi trường mỗi người đi con đường riêng, hơn nữa trong lúc đi học cũng chủ yếu là “tự học”, “mạnh ai nấy lo”, cũng không thân thiết cho lắm. Sau khi tốt nghiệp, trải qua những thăng trầm trong xã hội, mỗi người đều trở nên “thực tế”. Trong quá trình này rất khó để có được “bạn thân”. Nếu những người cùng nhau lập nghiệp là bạn trung học thì nền tảng tình cảm trong nhóm sẽ rất ổn định; hơn nữa tỷ lệ thành công sẽ rất cao.
Kiểu 3: Đồng hương
Những người thành công đều sẽ rất quan tâm đến yếu tố “đồng hương”, “địa duyên”. Có rất nhiều người cùng nhau lập nghiệp đều là đồng hương với nhau. Nhóm “cùng lập nghiệp” kiểu này được hình thành dựa trên quan hệ liên đới giữa đồng hương, bạn học, họ hàng, bạn bè v.v.. Đôi bên theo kiểu “trong bạn có tôi, trong tôi có bạn”…
Nhóm lập nghiệp kiểu này đặc biệt chú ý đến việc phát huy sở trường và thế mạnh của từng thành viên trong nhóm, điều động khả năng cá nhân của mỗi người ở nhiều phương diện, tỷ lệ thành công cũng khá cao.
Thế nhưng, nói đi cũng phải nói lại, kiểu nhóm này thì nền tảng tình cảm nội bộ sẽ không được như trong nhóm bạn học trung học, hơn nữa mỗi người trong nhóm đều muốn “nắm quyền”, “làm lãnh đạo”, cho nên kiểu nhóm này phải quy định cách “luân phiên”, “rút lui”, “tiếp nhận quyền” của lãnh đạo ngay từ khi bắt đầu để tránh những sự mâu thuẫn nội bộ sau này.
Kiểu 4: Nhân viên mới cùng vào công ty
Có rất nhiều xí nghiệp quy mô lớn, khi tuyển nhân viên với đều tuyển theo nhóm, hơn nữa còn phải tiến hành huấn luyện, thực tập tập trung v.v. bao gồm cả việc cùng nhau ăn ở. Cách làm này sẽ cho các nhân viên mới có đủ thời gian để làm quen và hiểu rõ về nhau, cũng chính là xây dựng nên nền tảng “cùng lập nghiệp” rất tốt cho sau này.
Các nhân viên cùng vào công ty sẽ rất dễ dàng thành lập nên nhóm “cùng lập nghiệp” sau này. Tỷ lệ thành công của nhóm kiểu này cũng rất cao.
Tổng kết lại, những người “cùng lập nghiệp” phải thỏa mãn những điều kiện sau:
- Thứ nhất: Hiểu rõ, tin tưởng nhau. Đây là tiền đề của việc “cùng lập nghiệp”.
- Thứ hai: Mỗi người có sở trường riêng, phân công hợp lý. Đây là nền tảng tạo nên nhóm “cùng lập nghiệp”.
- Thứ ba: Có một ‘người dẫn đầu’ xác định và được mọi người thừa nhận. Đây là điều quan trọng trong việc “cùng lập nghiệp”.
3 kiểu người không phù hợp để cùng lập nghiệp
Muốn nhóm trưởng thành và phát triển thì cần phải đưa ra sự lựa chọn, có một số kiểu người không phù hợp để cùng lập nghiệp, đây là sự chia sẻ kinh nghiệm đơn giản, để bạn xem thử liệu bạn có gặp những kiểu người này hay không.
Kiểu 1: Người bi quan
Trong thực tế thì có những nhân viên trong nhóm thường khá tiêu cực trong rất nhiều việc, đối với cuộc sống bình thường thì như vậy, nhưng khi nghiêm túc làm việc thì cũng khá ổn, chỉ là có những lúc họ lại có những suy nghĩ bi quan như “Sao phải nghiêm túc quá vậy, việc này không thể thành công được. Dù cho có được người dùng đón nhận thì sản phẩm này tuyệt đối không kiếm tiền được đâu. Hơn nữa, cứ cho là ăn may thành công thì chỉ cần người khác nhảy vào làm y hệt thì chúng ta chết chắc. Tôi thấy hay là chúng ta nghĩ cách tốt hơn đi”…
Henry Ford có nói: “Dù cho bạn tin tưởng rằng bạn có thể hoặc bạn không thể thì bạn đều đúng”. Sự khác biệt giữa người thành công và người thất bại chính là người thành công dũng cảm thử thách cái không thể, còn người thất bại thì từ bỏ ngay cả trước khi bắt đầu. Lập nghiệp phần lớn luôn luôn là thử thách cái không thể, nếu như trong nhóm có người phản đối ý kiến của bạn thì không phải là ý kiến của bạn quá kém mà là tính cách của người đó không phù hợp.
Kiểu 2: Người thường coi mình là “bị hại”
Có những người đã rời khỏi nhóm được một thời gian dài rồi nhưng đến bây giờ vẫn còn đang cảm thấy tức giận. Họ luôn coi mình là người bị hại.
Họ thường nói kiểu như: “Bạn có tin họ lại muốn chúng ta làm thế không? Làm ơn đi, tôi đã bận đến mức này rồi, thời gian ở đâu ra? Hơn nữa chỉ dựa vào chút lương ít ỏi mà còn muốn chúng ta làm nhiều việc thế nữa. Ông sếp này thật quá ác rồi”.
Người “bị hại” cho rằng tất cả các “vấn đề” đều phải bị “buộc tội”, nhưng lại không hề thử “giải quyết”. Đôi khi chúng ta sẽ cảm thấy như mình gặp may, nhưng người “bị hại” thì lại cứ luôn cho rằng người, việc, thời gian, địa điểm, vật, quy tắc, pháp luật, hợp đồng, v.v. trên thế gian đều có lỗi với họ. Họ lúc nào cũng tức giận, gay gắt với một chút chuyện nhỏ thôi, không có lúc nào không oán giận.
Thứ mà người “bị hại” tìm kiếm không phải là cơ hội, bởi vì thứ mà họ đang tìm kiếm chính là vấn đề bản thân, mà không phải đáp án. Tạo ra vấn đề nhưng lại không giải quyết vấn đề, những người này không thể nào giúp được nhóm lập nghiệp. Vì thế gặp phải kiểu người này thì khó có thể hợp tác.
3. Người “biết tuốt”
Kiểu người này thuộc vào nhóm nhân viên sau đây: Bình thường có người hỏi “bạn có biết cái này không” thì câu trả lời 90% sẽ là “Cái này thì tôi biết… chính là..”, sau đó thì chỉ biết bề nổi. “Cái này, tôi biết từ lâu rồi. Trên cơ bản là…. Quan trọng là chúng ta vốn không có kỹ thuật, tôi cá với bạn chỉ nửa năm thôi là sản phẩm này sẽ bị sếp hủy cho xem”…
Người lập nghiệp giỏi nên là một học sinh không ngừng học hỏi, chứ không phải là kiểu người thể hiện cái gì cũng biết. Vì vậy, một nhóm lập nghiệp nên lấy “học hỏi” và “cải tiến” làm mục tiêu, chứ không phải là cố chấp với những thông tin đã biết. Nếu không thử thì làm sao biết được kết quả. Nếu như một người cứ không ngừng chê bai khi các bạn còn chưa thật sự thực hiện, hoặc là cũng có thể người đó nói đúng, nhưng lâu dần thì sẽ làm giảm đi tỷ lệ thành công của các bạn.
Thật ra trong cuộc sống hoặc trong quá trình lập nghiệp, chúng ta ai nấy đều sẽ gặp phải những kiểu người như thế này, có thể bạn là một trong số đó, vì tính cách của mỗi người không giống nhau, cho nên cần phải xem xét trước khi lập nên nhóm cùng lập nghiệp.
Lập nghiệp thành công luôn xảy ra ở những hoàn cảnh khó khăn nhất, vì vậy, bạn cần chọn cho mình một nhóm phù hợp, chịu đón nhận cơ hội, từ đó tìm được thắng lợi.
Theo Vision Times tiếng Trung
Tâm Di
Xem thêm:
Mời xem video:
Từ khóa khởi nghiệp đồng nghiệp lập nghiệp