Sau một giấc ngủ trưa, cậu sinh viên 21 tuổi đã mất đi thị lực của một bên mắt. Cậu đã mắc sai lầm lớn khi không tháo kính áp tròng khi đi ngủ, khiến ký sinh trùng sinh sôi.

Mới đây, sự việc một sinh viên mất đi thị lực vì bị ký sinh trùng ăn thịt tấn công đang gây xôn xao mạng xã hội.

Nhân vật chính của câu chuyện là Mike Krumholz, 21 tuổi, đến từ bang Florida, Mỹ, hiện đang làm công việc trông trẻ bán thời gian. Sau một ngày bận rộn, anh tranh thủ chợp mắt mà không biết rằng bi kịch đang chuẩn bị ập đến.

 

Xem bài viết này trên Instagram

 

Bài viết do Trolls Officials (@trolls_official) chia sẻ

Mike đã quen với việc đeo kính áp tròng trong suốt 7 năm, nhưng lần này anh lại quên tháo chúng ra khi đi ngủ. 

“Những chiếc kính áp tròng thực sự rất khó chịu, giống như chúng đang bay lơ lửng trong mắt tôi. Tôi lấy chúng ra và không có vấn đề gì xảy ra cả. Vì vậy, sáng hôm sau tôi thức dậy, tôi định đi chơi bóng chày như bình thường nhưng tôi phải tháo kính ra ngay lập tức. Tôi nói với bố mẹ rằng ‘Con phải đi khám mắt, có gì đó không ổn’. Tôi nghĩ rằng tôi bị đau mắt đỏ hay gì đó và anh ấy [bác sĩ] đã chụp ảnh đáy mắt của tôi sau khi giãn ra, gương mặt anh ấy thể hiện rõ rằng sắp có tin xấu dành cho tôi”, Mike nói với Daily Star.

Ban đầu Mike được chẩn đoán mắc virus herpes simplex loại 1 (HSV-1), nhưng càng điều trị, tình trạng của anh càng tồi tệ hơn. Cuối cùng, anh được chẩn đoán mắc một loại ký sinh trùng ăn thịt hiếm gặp, acanthamoeba keratitis, và chúng đang ăn mòn mắt phải của Mike.

Sự kiện này khiến anh không thể sống bình thường như trước.

Anh đóng cửa chớp chống bão và tắt tất cả đèn trong phòng ngủ, không tham gia hoạt động thể thao, cũng không xem Super Bowl trên điện thoại. Mẹ của Mike được nghỉ ở nhà nhưng anh cũng không thể chơi cùng bà trong phòng khách. Gia đình còn hết sức hỗ trợ Mike về mặt tài chính.

“Thật rất kỳ lạ khi không thể nhìn thấy mọi người. Bạn không muốn mọi người thương hại mình nhưng đồng thời bạn cũng muốn sống như một thanh niên 21 tuổi đang học đại học”, Mike nói.

Căn bệnh hành hạ Mike với những cơn đau ập đến từ phía sau mắt, từ phía sau đầu lên rồi đi xuống phía trước.

“Nó giống như một cú sốc liên tục, một cơn đau liên tục. Tôi khá tự hào về khả năng chịu đau của mình nhưng tôi đã phải hét lên trong đau đớn. Hai tuần đầu khi tôi mới bị chẩn đoán mắc bệnh, tôi không bị đau như thế này. Ước gì những gì tôi đang nói chỉ là phóng đại thôi, nhưng không, chuyện này đang thực sự diễn ra”, anh cho biết. 

Mike có thể được ghép mắt khi hội tụ đủ điều kiện để phẫu thuật. 

“Về việc ghép mắt, tôi sẽ tham gia khi có đủ điều kiện, hy vọng nó sẽ mang lại cho tôi ít nhất 50% thị lực hoặc thứ gì đó để tôi có thể nhìn thấy một chút”, anh nói.

Từ bi kịch của mình, Mike hiện đang cố gắng lan truyền với mọi người thông điệp: Đi ngủ với kính áp tròng không phải là một ý kiến hay.

kính áp tròng
Từ bi kịch của mình, Mike hiện đang cố gắng lan truyền với mọi người thông điệp: Đi ngủ với kính áp tròng không phải là một ý kiến hay. (Ảnh: Kichigin/ Shutterstock)

Bác sĩ Nirati Srivastava, Chuyên gia tư vấn, Khoa mắt, Bệnh viện Regency, cho biết: “Đeo kính áp tròng đi ngủ sẽ làm giảm lượng oxy có thể tiếp cận đến mắt và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Kính áp tròng khiến mắt không thể nhận được lượng oxy và độ ẩm cần thiết để chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn khi chúng ta đang ngủ”.

Ngoài ra, đeo kính áp tròng khi đi ngủ có thể gây cản trở cho một số cơ chế tự bảo vệ của mắt. 

“Nước mắt là tuyến phòng thủ đầu tiên giúp chúng ta chống lại tất cả các vi sinh vật. Hành động chớp mắt sẽ giúp trải đều nước mắt trên bề mặt giác mạc, làm tăng khả năng thấm oxy để mắt chống lại các bệnh nhiễm trùng và dị ứng, đồng thời làm sạch bề mặt mắt khỏi bị nhiễm chất độc. Khi chúng ta đeo kính áp tròng khi đi ngủ, nước mắt sẽ bị chặn lại do chúng ta không thể chớp mắt và khả năng thẩm thấu oxy bị tổn hại nghiêm trọng. Bề mặt mắt của chúng ta mất đi sự ổn định nên dễ dàng bị các vi khuẩn lây nhiễm tấn công, gây ra những tổn thương và nhiễm trùng nghiêm trọng”, Tiến sĩ Deepti Mehta, Bác sĩ nhãn khoa, Bệnh viện CARE, Thành phố Hi-Tec, Hyderabad giải thích.

Nếu đã lỡ đeo kính áp tròng đi ngủ, bác sĩ Srivastava khuyên bạn nên tháo chúng ra sớm nhất có thể. Sau đó bạn hãy ngừng đeo kính trong một ngày để mắt có thời gian phục hồi.

Minh Minh (t/h)