“Núi lửa băng” phun nước ở Kazakhstan thu hút lượng lớn du khách
- Thanh Trúc
- •
Vùng Almaty nằm ở Đông Nam Kazakhstan, tiếp giáp với Trung Quốc và Kyrgyz, đây không phải là nơi có tài nguyên du lịch phong phú, nhất là vào mùa đông, nhưng kỳ quan “núi lửa băng” phun nước hiếm thấy gần đây đã thu hút sự chú ý của rất nhiều du khách.
Ngọn núi lửa băng này có tháp băng cao đến 14 mét, trông giống như một ngọn núi lửa phiên bản mini tọa lạc trên một cao nguyên phủ đầy tuyết trắng. Ngọn núi lửa này không phun dung nham nóng chảy giống như những ngọn núi lửa bình thường khác, mà lại liên tục phun nước.
View this post on Instagram
Kỳ thực ngọn núi lửa băng này được hình thành bởi suối ngầm phun nước lâu năm. Vào mùa đông, khi nhiệt độ ở đây giảm xuống âm độ – đủ để khiến nước suối phun ra đông thành băng và tạo thành hình nón. Còn vào mùa hè, cây cối xanh tươi sẽ phát triển trong bán kính hàng chục mét.
Cư dân địa phương cho biết, năm nay là lần đầu tiên ngọn núi băng này thật sự phun nước. Những năm trước, nó chỉ tạo thành một hình nón rỗng khá nhỏ chứ không có nước suối phun ra.
Một người phụ nữ tên Samal Zhainak chia sẻ với truyền thông địa phương rằng: “Vào năm ngoái không có nước phun lên như đài phun nước thế này, chỉ có một cái hình nón rỗng thôi.”
Có lẽ chính vì điều đó mà hiện nay ngọn núi lửa băng này đã thu hút rất nhiều người dân từ các nơi và những nhân vật nổi tiếng trên mạng xã hội đến đây tham quan cũng như quay phim, chụp ảnh. Sau khi những bức ảnh và video được những người nổi tiếng chia sẻ rộng rãi trên mạng, đã có thêm nhiều người hâm mộ ghé thăm nơi này.
Núi lửa băng phun nước như thế này cũng đã từng xuất hiện ở các nơi khác như hồ Michigan của Mỹ. Vào tháng 2/2020, có hai ngọn núi lửa băng hình nón phun nước giống như núi lửa phun trào trên mặt hồ Michigan ở gần bãi biển Oval Beach thuộc bang Michigan, nhưng chúng không cao như ở Kahzakhstan.
It was a great day to visit the beach and watch the waves interact with the ice. Here’s a couple “ice volcanoes” erupting at Oval Beach on Sunday, February 16, 2020. #miwx #wmiwx pic.twitter.com/B0Vkl18RrN
— NWS Grand Rapids (@NWSGrandRapids) February 16, 2020
Thanh Trúc
Xem thêm:
Từ khóa núi lửa Núi lửa băng Hiện tượng thiên nhiên