Trong thời đại công nghệ ngày nay, điện thoại di động tuy mang đến cho chúng ta nhiều tiện lợi nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ về sức khỏe và an toàn. Vì vậy, nếu không muốn rước bệnh tật vào người, bạn nên hạn chế sử dụng điện thoại quá nhiều. Đặc biệt là tuyệt đối không sử dụng trong “4 thời điểm” này.

su dung dien thoai di dong
Đừng sử dụng điện thoại di động vào bốn thời điểm này. (Ảnh: Natee Meepian/ Shutterstock)

Theo nhiều kết quả nghiên cứu, điện thoại thông minh sẽ khiến cản trở giấc ngủ, hiệu suất làm việc, sức khỏe tinh thần, khả năng kiểm soát xung động và thậm chí làm giảm khả năng nhận thức sẵn có của chúng ta và có thể rút ngắn tuổi thọ bằng cách tăng hormone cortisol.

Một nghiên cứu của Đại học Korea cũng cho thấy rằng chứng nghiện điện thoại di động ảnh hưởng rất lớn đến não bộ của thanh thiếu niên. Nghiện điện thoại còn khiến tăng khả năng phát triển bệnh tâm thần, bao gồm cả trầm cảm và lo lắng.

Vì vậy, để sử dụng điện thoại một cách lành mạnh, giúp hạn chế tối đa những thiệt hại mà điện thoại gây ra, bạn cũng cần nhận biết rõ ràng những thời điểm nào là không thích hợp để sử dụng chúng.

1. Khi đang đi bộ

Trong cuộc sống hàng ngày, không khó để bắt gặp hình ảnh nhiều người vừa đi vừa cúi đầu nhìn vào điện thoại. Ngay cả khi đang đi bộ trên đường, họ vẫn chăm chú vào điện thoại. Tuy nhiên, nhiều người không biết rằng hành vi này tiềm ẩn nguy cơ rất lớn về an toàn. Khi cúi đầu nhìn điện thoại lúc đi trên đường sẽ có thể gặp phải các vật cản như cột điện, hố sâu, cục đá…Thậm chí nếu đi qua đèn giao thông mà gặp tài xế mất tập trung thì có nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông.

Trên một quảng trường đông đúc, có một người đàn ông vừa đi dạo vừa chăm chú vào nội dung trên điện thoại. Đột nhiên, có một người từ phía đối diện cố ý va vào người đàn ông. Người kia cũng cố tình làm rơi món đồ trên tay của mình. Sau đó, người đàn ông đang chơi điện thoại tỏ ra bối rối và nghĩ rằng mình đã va phải người kia nên liên tục xin lỗi. Khi này người kia đã yêu cầu ông bồi thường vì cho rằng đã làm đồ vật bị hỏng. Không còn cách nào khác, người đàn ông đành phải bồi thường. Tuy nhiên, trên thực tế, đồ vật đã hỏng từ trước và đây là một vụ dàn dựng để lừa đảo.

Vì vậy, khi đi bộ trên đường hãy bỏ điện thoại xuống để đảm bảo an toàn cho bản thân và người khác. Khi lái xe hoặc đi xe máy thì lại càng không nên sử dụng điện thoại. Bạn hãy đặt an toàn lên trên hết.

r shutterstock 2446116137
Khi đang đi bộ trên đường hãy bỏ điện thoại xuống để đảm bảo an toàn cho bản thân và người khác. (Ảnh: Oleg Elkov/ Shutterstock)

2. Khi đang ăn

Nhiều người có thói quen vừa ăn vừa sử dụng điện thoại, đây cũng là một thói quen không tốt.

Khi ăn mà sử dụng điện thoại sẽ khiến chúng ta mất tập trung. Não cần xử lý thông tin về thực phẩm và thông tin trên màn hình điện thoại cùng một lúc, điều này có thể dẫn đến chứng khó tiêu.

Vừa ăn vừa sử dụng điện thoại còn khiến cơ thể không tự ý thức mà ăn nhiều hơn, từ đó tăng nguy cơ gây béo phì.

Hơn nữa, bàn ăn là nơi quan trọng trong mỗi gia đình, đó là nơi mà mỗi thành viên sẽ có cơ hội được quây quần bên nhau sau một ngày làm việc, học tập vất vả. Do đó, việc sử dụng điện thoại trong khi ăn không những những làm giảm sự tương tác và giao tiếp, mà còn tạo ấn tượng không lịch sự và thiếu tôn trọng người khác, làm ảnh hưởng đến mối quan hệ cá nhân và mất đi ý nghĩa tốt đẹp của bữa ăn gia đình truyền thông.

Hơn nữa, bàn ăn còn là một nơi quan trọng trong mỗi gia đình, là nơi mỗi thành viên sẽ có cơ hội quây quần bên nhau sau một ngày làm việc, học tập vất vả. Vì vậy, việc sử dụng điện thoại trong khi ăn không chỉ làm giảm sự tương tác, giao tiếp mà còn tạo ấn tượng không lịch sự, thiếu tôn trọng người khác, ảnh hưởng đến mối quan hệ cá nhân và mất đi ý nghĩa tốt đẹp của bữa ăn gia đình truyền thông.

3. Trước khi đi ngủ

Nhiều người có thói quen sử dụng điện thoại để thư giãn trước khi đi ngủ, họ cho rằng sau một ngày làm việc mệt mỏi thì đây là quãng thời gian thư giãn và nghỉ ngơi của họ. Tuy nhiên, việc này tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây hại.

Ánh sáng xanh từ màn hình điện thoại sẽ ức chế sự tiết melatonin, một hormone giúp cơ thể vào trạng thái ngủ. Khi melatonin bị giảm, chất lượng giấc ngủ của con người cũng sẽ giảm đi.

Không những vậy, việc sử dụng điện thoại trên giường trước khi ngủ còn khiến bạn vô thức giữ tư thế cúi đầu. Nếu giữ tư thế này trong thời gian dài sẽ gây áp lực lớn lên đốt sống cổ, gây đau cổ, cứng khớp và các triệu chứng khác.

r shutterstock 1667090128
Bạn nên hạn chế tối đa sử dụng đồ công nghệ trước khi đi ngủ vào buổi tối. (Ảnh: Olena Yakobchuk/ Shutterstock)

Ngoài ra, trong môi trường tối, mắt phải tập trung lâu vào các ký tự và hình ảnh nhỏ trên màn hình, từ đó khiến mắt mệt mỏi, thậm chí là gây khô mắt, cận thị và các bệnh về mắt.

Vì vậy, bạn nên hạn chế tối đa sử dụng đồ công nghệ trước khi đi ngủ. Ít ra hãy để chúng tránh xa khỏi chiếc giường hay tầm với tay của bạn.

4. Khi đi vệ sinh

Chơi điện thoại khi đi vệ sinh đã trở thành một hiện tượng vô cùng phổ biến ở cả người già lẫn người trẻ, dường như mọi người đều cảm thấy không có điện thoại thì rất nhàm chán.

Việc này không chỉ khiến người ta vô thức kéo dài thêm thời gian đi vệ sinh, mà việc ngồi xổm lâu trong nhà vệ sinh cũng dễ gây ra bệnh trĩ và các bệnh khác. Ngoài ra, môi trường nhà vệ sinh ẩm ướt và chứa rất nhiều vi khuẩn, các vi khuẩn này dễ dàng bám vào bề mặt điện thoại và lây nhiễm vào cơ thể, tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm.

Hơn nữa, giữ cùng một tư thế trong thời gian dài có thể gây đau lưng và chân hoặc gây khó chịu cho cơ thể. Vì vậy, tốt nhất là không nên chơi điện thoại khi đi vệ sinh.

Việc nghiêm khắc bản thân để hạn chế sử dụng điện thoại trong những thời điểm trên không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe, đảm bảo an toàn bản thân mà còn giúp cải thiện chất lượng cuộc sống.

Tuệ Di t/h