Bạn thích nông cạn hay sâu sắc?
- Nguyễn Quốc Vương
- •
“Người sâu sắc” và “người nông cạn” có gì khác nhau?
Bên cạnh tiến hành các bài giảng ở đại học tôi còn có các buổi thuyết trình dành cho đại chúng và có nhiều cơ hội nhận được các câu hỏi rộng rãi. Tôi cũng trả lời phỏng vấn các phương tiện truyền thông. Vì thế ở đó có những người có thể đưa ra các câu hỏi sâu sắc chạm tới bản chất và cả những người chỉ có thể đưa ra các câu hỏi nông cạn thể hiện một bộ phận bên ngoài.
Đối với câu hỏi nông cạn thì chỉ trả lời “cái đó thế này này” xong là kết thúc. Thật đơn giản. Không có chuyện câu chuyện được mở rộng hay nội dung trở nên sâu sắc.
Trong trường hợp là câu hỏi sâu sắc, thì người bị hỏi cũng sẽ phải động não. Người bị hỏi được câu hỏi kích thích và tư duy trở nên sâu sắc. Nhờ câu trả lời, tư duy của người hỏi cũng trở nên sâu sắc và đó sẽ là quãng thời gian đem lại nhiều hiệu quả.
Khi đưa ra cảm tưởng về bộ phim đã xem hay bình luận về tin tức thì sẽ có người có thể nói các câu chuyện thú vị do bị kích thích và có cả người không thể nói gì ngoài những điều chung chung mà mọi người đã nói.
Khỏi cần phải nói cũng rõ người ta thích nghe câu chuyện của người nông cạn hay người sâu sắc.
Vậy thì sự nông cạn và sâu sắc đó đến từ đâu? Nói ngắn gọn thì điều đó đến từ văn hóa.
Văn hóa không phải là tạp học hay các kiến thức vặt vãnh. Nó là tri thức rộng rãi đã thấm sâu vào bên trong bản thân, gắn kết lại và trở thành thứ giống như là máu thịt.
Chìa khóa của nó là việc nắm bắt và lý giải được “bản chất” của sự vật.
Cho dù có thật nhiều các tri thức rời rạc đi nữa nhưng nếu như không thể sử dụng chúng một cách tổng hợp thì sẽ không có ý nghĩa gì. Nếu đơn giản chỉ là “biết” thì sẽ không phải là “người sâu sắc”. Người có văn hóa sống động trong nhân cách, nhân sinh là “người sâu sắc”.
Để trở thành người sâu sắc thì không có gì thích hợp hơn đọc sách.
Bằng việc đọc sách con người có thể làm sâu sắc tri thức, làm sâu sắc tư duy và làm sâu sắc cả nhân cách.
Ví dụ, Saigo Takamori là một “người sâu sắc”. Ngay từ thời Mạc mạt-Minh Trị mà Saigo sống, ông đã rất được yêu quý, ngưỡng mộ như là một người có nhân cách. Ngay cả sau khi ông qua đời, nhiều người vẫn bị Saigo hấp dẫn và tiến hành nghiên cứu về ông và qua mỗi thời ông lại được đánh giá cao. Kể cả ở thời hiện đại sự hâm mộ ông vẫn chưa giảm.
Vậy thì có phải ngay từ khi sinh ra ông đã là người có nhân cách và là “người sâu sắc” không? Hoàn toàn không! Saigo đã đọc rất nhiều sách. Đặc biệt ông chịu ảnh hưởng từ “Ngôi chí tứ lục” của nhà Nho học Saito Issai. Người ta nói rằng ngay ở trên đảo nơi ông bị lưu đày, ông vẫn say mê đọc cuốn sách này và chọn ra 101 từ ngữ lưu lại trong tâm và luôn đọc đi đọc lại. “Kính thiên ái nhân” câu trở thành phương châm sống của ông đã sinh ra từ đó. Ông đã luôn đọc sách và nuôi dưỡng chính bản thân mình.
Trích chương mở đầu cuốn “Nơi cuối cùng chỉ người đọc sách có thể đến”
Tác giả: Saito Takashi
Dịch giả: Nguyễn Quốc Vương
Đăng lại từ Facebook Tác giả, dịch giả Nguyễn Quốc Vương
Tham khảo các tác phẩm của tác giả, dịch giả Nguyễn Quốc Vương tại đây
Xem thêm cùng tác giả, dịch giả:
- Sự thú vị của Nhật Bản
- Tuổi trẻ và sự lựa chọn nghề nghiệp
- “Gà bốn chân” Nhật và “Gà công nghiệp” Việt
- Có nên vọng ngoại khi cải cách giáo dục?
Mời xem video:
Từ khóa đọc sách Văn hóa Nhật Bản văn hóa đọc Nguyễn Quốc Vương