Gen của bố hay mẹ sẽ quyết trí thông minh và ngoại hình của trẻ?
- Thanh Xuân
- •
Theo khảo sát, các yếu tố như hoàn cảnh sống, giáo dục, chế độ dinh dưỡng… có tác động phần nào đến trí thông minh và ngoại hình của trẻ nhỏ, nhưng chủ yếu nhất vẫn là nhân tố di truyền. Vậy, trí thông minh và ngoại hình của trẻ là do gen di truyền của bố hay mẹ quyết định?
Như chúng ta đều biết, chỉ số thông minh và ngoại hình có ảnh hưởng nhất định đến năng lực giao tiếp cũng như một số phương diện khác của con người. Do đó, hầu hết mọi người luôn mong muốn bản thân thông minh hơn cũng như sở hữu một ngoại hình ưa nhìn. Về cơ bản, gen di truyền của bố mẹ có thể ảnh hưởng đến chỉ số IQ và ngoại hình của trẻ như sau:
1. Chỉ số IQ:
Trí thông minh hay biểu hiện của trẻ phần nào chịu ảnh hưởng bởi những nhân tố như hoàn cảnh sinh sống hay giáo dục. Nhưng về phương diện di truyền, nếu một người mẹ thông minh sẽ có thể sinh ra con thông minh. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Ulm, Đức đã tiến hành nghiên cứu về các yếu tố tác động đến trí thông minh của trẻ. Bác sĩ Horst Hameiste, trưởng nhóm nghiên cứu đã đưa ra kết luận rằng, các gen thông minh nằm rải rác trên chuỗi ADN, nhưng có tới 2/3 tập trung ở nhiễm sắc thể giới tính X, trong đó phụ nữ có 2 nhiễm sắc thể X , (trong khi nhiễm sắc thể của nam giới thì là XY).
Hiệp hội nghiên cứu Y tế và Đơn vị Khoa học Y tế Công đồng ở Glasgow, Anh cũng dày công thực hiện 1 nghiên cứu theo chiều dọc. Hàng năm họ đều tiến hành các cuộc phỏng vấn, kể từ năm 1994, tính đến nay đã phỏng vấn gần 13.000 người trong độ tuổi từ 14 – 22. Nghiên cứu này đã tính đến một số các yếu tố, từ màu da và trình độ giáo dục, cho đến tình trạng kinh tế – xã hội. Kết quả, họ phát hiện ra rằng trí thông minh của trẻ em chịu ảnh hưởng nhiều từ chỉ số IQ của người mẹ.
Do vậy, so với bố thì người mẹ có ảnh hưởng lớn hơn đến trí thông minh của trẻ hơn.
2. Di truyền về ngoại hình:
Đặc trưng di truyền của con người chủ yếu có 2 loại: 1 là đặc trưng di truyền đơn thuần do một cặp gen quyết định và tạo nên đặc trưng di truyền như nhóm máu, ADN. Bố và mẹ mỗi người truyền cho con 1 gen để tạo thành cặp gen của con, gen này khi đã hình thành thì không thay đổi. Loại thứ 2 là đặc trưng di truyền phức tạp bao gồm chiều cao, dáng vóc, màu da, EQ, IQ, tính cách, hành vi và tướng mạo, v.v… Đặc trưng di truyền này do nhiều cặp gen và điều kiện môi trường quyết định.
1/ Màu da: Màu da của con người là do ít nhất 2 cặp gen trở lên quyết định, tác động của gen quy định màu da khác nhau đối với thế hệ sau là như nhau mà không bị ảnh hưởng bởi yếu tố gen trội hay gen lặn. Vì thếnếu màu da của bố mẹ đều tương đối sẫm màu, thì màu da của trẻ sinh ra cũng sẽ sẫm màu. Nhưng nếu trong trường hợp bố mẹ một người da trắng và một người da tối màu, thì khả năng tương đối lớn đứa trẻ sinh ra sẽ có màu gia trung bình, không đen mà cũng không trắng.
2/ Mắt: Di truyền màu mắt tuân theo nguyên tắc “gen màu đậm sẽ là gen trội so với các gen màu nhạt”. Hình dạng mắt của trẻ ít nhiều cũng thừa hưởng di truyền từ bố mẹ, mắt to hay nhỏ, một mí hay hai mí cũng là do di truyền. Nếu như bố mẹ đều có mắt to, thì khả năng cao là trẻ sinh ra cũng sẽ sở hữu một đôi mắt to.
3/ Lông mi: Lông mi dài hay ngắn cũng là do bố mẹ di truyền lại. Chỉ cần một trong hai bố mẹ có lông mi dài, trẻ sinh ra cũng có khả năng lớn là có lông mi dài.
4/ Mũi: Kích thước mũi cao và thấp đều thể hiện tính di truyền. Nếu bố mẹ mà có sống mũi cao thẳng, thì khả năng di truyền cho trẻ cũng rất lớn. Tuy nhiên, khi trẻ còn nhỏ thì khó có thể phát hiện ra điều này, bởi hình dạng của mũi sẽ phát triển cho đến tận khi trẻ bước vào tuổi trưởng thành.
5/ Tai: Hình dạng của tai lớn hay nhỏ thừa hưởng gen di truyền từ bố mẹ. Nếu như cả bố mẹ đều có tai to, thì trẻ rất có thể cũng sẽ có tai to.
6/ Béo phì: Nếu bố mẹ đều bị béo phì, không nghi ngờ là trẻ sinh ra sẽ bị béo phì. Nhưng nếu chỉ có bố hoặc mẹ béo phì, thì khả năng trẻ béo phì chỉ ở mức 40%, tuy nhiên điều này cũng có thể bị tác động bởi một số nhân tố khác như chế độ dinh dưỡng hay vận động.
7/ Hói đầu: Trường hợp này chủ yếu di truyền từ bố và ông ngoại cho bé trai. Nếu người cha bị hói đầu, ông ngoại cũng bị hói đầu thì đứa trẻ sinh ra nếu là trai sẽ có khả năng bị hói là 100%. Nếu người cha không bị hói trong khi ông ngoại bị hói thì bé trai sinh ra chỉ có 25% khả năng bị hói; nếu cả cha và ông ngoại đều không bị hói thì khả năng bé trai sinh ra bị hói có thể là 0%.
Tóm lại, trí thông minh và ngoại hình của trẻ phần lớn là do gen di truyền của bố mẹ quyết định, nhưng tỷ lệ và mức độ sẽ có những khác biệt nhất định. Ngoài ra, chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt, ngủ nghỉ của người mẹ lúc mang thai cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến điều này. Do đó, các bà mẹ khi mang thai nên chú ý nghỉ ngơi, thư giãn, không nên quá căng thẳng mệt mỏi, cũng cần chú ý dinh dưỡng, ăn nhiều trái cây và rau quả để bổ sung vitamin… bởi những điều này mang đến lợi ích cho cả mẹ và trẻ.
Thanh Xuân
Xem thêm:
Từ khóa Gen di truyền Trí thông minh