Loài cây bị Mỹ xem là “sát thủ sinh thái” nhưng lại quý như nhân sâm ở TQ
- Thanh Vân
- •
Cây trồng xâm lấn là vấn đề thường gặp trên toàn thế giới, hiện nay có rất nhiều quốc gia cấm mang theo hạt giống hoặc cây non từ nước ngoài về trồng, điều này nhằm ngăn chặn xảy ra việc cây trồng xâm lấn gây phá hoại môi trường sinh thái.
Tại Trung Quốc mà ngay cả các nước châu Á có một loài cây trồng được quý như nhân sâm, thậm chí còn được gọi bằng mỹ danh là “nhân sâm châu Á”. Nhưng sau khi đến Mỹ thì loài cây này lại bị coi là “sát thủ sinh thái”. Loài thực vật này rất quen thuộc – đó chính là sắn dây.
Theo báo chí nước ngoài, vào những năm 70-80, sắn dây có thể nói là báu vật, từ lá đến rễ đều có rất nhiều công dụng. Lá sắn dây không chỉ có thể là rau ăn được, mà còn có thể dùng để làm thức ăn cho lợn, hơn nữa thân của sắn dây rất cứng, những người nông dân có tay nghề còn dùng chúng để làm thành ghế và gọi là “ghế bấc”.
Đương nhiên phần có giá trị nhất của sắn dây vẫn là rễ-củ của chúng, có rất nhiều người thích ăn củ sắn dây. Loại củ này trong Đông y được gọi là “Cát Căn“. Cát căn có thể dùng làm chiết xuất tinh bột vì có lượng tinh bột cao, ngoài ra chúng còn có giá trị dược liệu rất cao, có công dụng giải khát, chữa tiêu chảy, hạ hỏa, chữa ngộ độc rượu, hạ huyết áp v.v…, hơn nữa trước đây người ta còn dùng của sắn dây làm lương thực, từng là loại thực phẩm cứu mạng của những người dân nghèo khổ trong thời kỳ đói kém.
Nếu cho bột sắn dây vào nấu cùng với cháo, sau khi ăn sẽ cảm thấy vô cùng dễ chịu và no bụng. Tại các vùng nông thôn Trung Quốc không chỉ có số lượng lớn sắn dây thiên nhiên, mà còn có không ít người nông dân trồng lượng lớn sắn dây để tinh chế tinh bột.
Ở Việt Nam, sắn dây mọc hoang ở rừng và cũng thường được người dân trồng để lấy củ ăn hoặc làm bột. Nhiều người cũng công nhận tác dụng rất tốt của loài “nhân sâm” này.
Thật ra trước khi “du nhập” sắn dây vào nước, ở Mỹ cũng từng trồng rất nhiều loài cây này. Tại vùng phía Nam nước Mỹ, vào những năm 30 của thế kỷ trước, nhằm chống xói mòn đất, người ta đã trồng rất nhiều sắn dây, khi đó quả thật đã đạt hiệu quả vô cùng tốt. Thế nhưng sau 10 năm, sắn dây đã xâm lấn khắp các nông trường lớn ở phía Nam.
Tuy nhiên, người Mỹ không biết cách ăn sắn dây, không biết cách sử dụng chúng ra sao, cuối cùng dẫn đến việc sắn dây mọc tràn lan, rất nhiều loại cây trồng khác đều bị sắn dây bao phủ nên không có đủ ánh sáng để quang hợp, cuối cùng chết rất nhiều.
Vào những năm 1960, Bộ Nông nghiệp Liên bang vốn ban đầu cho phát triển loại sắn dây này đã bắt đầu tập trung nghiên cứu cách tiêu diệt chúng. Dù vậy, điều đó vô cùng khó khăn vì sắn dây là loài thực vật có sức sống vô cùng mạnh mẽ.
Dù cho có dùng dao cắt bỏ dây sắn trên đất, dùng lửa đốt chúng cũng vô ích, vì rễ sắn dây dưới đất không bị loại bỏ thì năm sau chúng sẽ lại mọc ra một khoảng lớn. Có thể nói là ngay cả lửa cũng không đốt được sắn dây, dù có dùng đến thuốc diệt cỏ cũng không thể nào tiêu diệt được hết, trừ phi đào hết rễ của chúng lên, không được để lại một dây nào, như vậy mới loại bỏ chúng được toàn bộ.
Thế nhưng khí hậu phía Nam nước Mỹ khá ẩm, vô cùng thích hợp cho sự phát triển của sắn dây, một ngày chúng có thể dài thêm 5 cm. Vì vậy, mỗi năm nước Mỹ phải tiêu tốn rất nhiều tiền do bị mất đất trồng trọt và các chi phí kiểm soát sắn dây. Có lẽ giải pháp để giải quyết vấn đề này cho nước Mỹ chính là người dân cần học cách sử dụng sắn dây như một loại thuốc quý như trong Đông y, chứ không phải là tìm cách tiêu diệt chúng.
Thanh Vân
Xem thêm:
Từ khóa đông y cân bằng sinh thái Nhân sâm Sắn dây Thuốc quý