Trong cuộc sống, những người xuất sắc không phải là những người nổi bật ngay từ đầu, mà là những người hiểu được giá trị của sự kiên trì, nỗ lực không ngừng, và sức mạnh từ những khó khăn. “Định luật nấm” không chỉ đơn thuần là về sự trưởng thành của một loài thực vật mà chính là sự khẳng định rằng sự thành công phải đi đôi với sự kiên trì và thay đổi không ngừng. Giống như cây nấm, người có năng lực thực sự hiểu rằng để tỏa sáng, họ phải chấp nhận mọi thử thách và học cách đứng dậy từ những thời khắc tối tăm nhất của cuộc đời.

dinh luat nam
Người thực sự có năng lực sẽ hiểu về “định luật nấm”. (Ảnh minh hoạ: Shutterstock)

1. Định luật nấm nổi tiếng

Có một loại hạt giống vô danh sống nơi góc tối ẩm ướt nhất, không ai quan tâm và biết đến sự tồn tại của nó, chỉ có không khí lạnh và nền đất bẩn là những người bạn duy nhất.

Thế rồi cho đến một ngày, hạt giống vô danh ấy biến thành cây nấm hình ô đứng sừng sững trên mặt đất, so với cỏ cây hoa lá xung quanh, trông nó thật nổi bật và khác biệt. Đến lúc ấy mới có người thán phục trầm trồ rằng tại sao thế gian lại có một loại cây xinh đẹp độc đáo đến vậy. 

Đằng sau mỗi con người xuất chúng đều ẩn chứa rất nhiều câu chuyện, họ đã trải qua những con đường đầy chông gai và bị người đời vùi dập xô đẩy tới lui. Nhưng dù môi trường có tồi tệ đến đâu, họ vẫn không bao giờ từ bỏ chính mình. Lý do là họ đã nắm rõ định luật cây nấm nổi tiếng.

Nếu nói một người xuất chúng có điều gì là đặc biệt nhất, thì chính là họ đã dành cả đời để thay đổi bản thân, giống như cây nấm kia, lột xác hết lần này đến lần khác cho đến khi vận mệnh tỏa sáng rực rỡ.

2. Âm thầm tích lũy năng lượng

Nhà soạn nhạc đại tài người Đức, Johann Sebastian Bach chào đời vào ngày 21/3/1685 tại Eisenach, miền Thuringia nước Đức trong một gia đình có truyền thống âm nhạc. Ông mất mẹ từ khi lên 9 tuổi, năm lên 10 tuổi thì cha của ông cũng qua đời. 

Để được học nhạc, ông đã đi bộ một mình hơn 400 km từ quê nhà đến Hamburg để học tập. Khi học ở trường ông bị bắt nạt và bị chèn ép rất nhiều. Người anh cả cũng không sẵn lòng muốn giúp đỡ ông, thậm chí khúc phổ nhạc cũng không cho ông xem. Vì vậy, ông ấy đã phải chép nhạc bằng tay trong vòng nửa năm.

Lúc ông nộp đơn xin vào vị trí chơi đàn tại Nhà thờ St. Jacob ở Sandhausen, ông đã bị ức hiếp và vị trí ông xin cũng được giao cho người khác.

Nhưng cho dù gặp phải khó khăn gian khổ như thế nào, Johann Sebastian Bach vẫn nỗ lực để khẳng định bản thân và theo đuổi niềm đam mê cháy bỏng về âm nhạc. Thậm chí nhà soạn nhạc Beethoven còn gọi ông là “Cha đẻ của hòa âm”. Mãi cho đến ngày hôm nay, ông vẫn được thế giới ca ngợi là một nhà soạn nhạc có nhiều ảnh hưởng nhất trong thời kỳ đỉnh cao của âm nhạc phương Tây. Người ta xưng danh ông là nhà soạn nhạc vĩ đại nhất mọi thời đại.

Hãy tĩnh tâm, hãy lắng nghe, nghe đi nghe lại nhiều lần rồi tâm hồn con người sẽ hòa vào âm nhạc và thực sự hiểu được âm nhạc do ông sáng tác.

Nhiều người thích âm nhạc vì âm nhạc dễ nghe và có thể nuôi dưỡng tâm hồn. Nhưng mấy ai biết được những người soạn nhạc đã phải chịu bao nhiêu đêm cô đơn, hơn nữa còn đem cả cuộc sống vào trong những nốt nhạc.

Quá trình tích lũy sức mạnh thú vị hơn nhiều so với khoảnh khắc tỏa sáng. Bất kể là tinh anh trong ngành nghề nào cũng đều như vậy.

Do đó, một người thực sự mạnh mẽ và bản lĩnh chính là người đã kinh qua thời khắc đen tối nhất của cuộc đời họ.

3. Thành công chính là khi vượt qua được sự dày vò của cô đơn 

Vào thời nhà Tấn, có một người đàn ông tên là Cố Trường Khang, ông đặc biệt rất thích vẽ tranh. Ông đã vẽ rất nhiều các nhân vật khác nhau, nhưng sau vài năm, những bức tranh ông vẽ đều không có mắt. 

Có người hỏi tại sao ông lại không vẽ mắt nữa?

Ông nói rằng: “Điểm thực sự toát lên thần thái của một người chính là ở chỗ này.”

Cố Trường Khang đã vẽ bức chân dung về một người nổi tiếng, nhưng lại thêm ba bộ râu trên mặt. Sau khi nhìn thấy điều này, có người đã chế giễu ông. Nhưng ông nói: “Đây là hiện thân của tài năng và kiến ​​​​thức”. Quả nhiên là như vậy, khi người ta nhìn lại ba bộ râu trong tác phẩm của ông, thì thực sự cảm nhận được rằng nhân vật này vô cùng tràn đầy năng lượng.

Đương triều tể tướng Tạ Thái Phó đã cảm thán rằng: “Các bức tranh của Cố Trường Khang ẩn chứa những thứ mà người bình thường không có.”

Mỗi người đều có những đặc điểm khác nhau, nhưng không phải người nào bên cạnh bạn cũng có thể nhận ra và đánh giá cao điều đó. Nếu như bạn phục tùng người khác một cách mù quáng hoặc sợ hãi hoàn cảnh xung quanh, thì bạn sẽ đánh mất chính mình.

Cây nấm ở trong góc tối, ít người nhận ra quá trình sinh trưởng của chúng, nhưng điều này hoàn toàn không tác động được đến quá trình phát triển của nấm, đây là loại tinh thần “cô đơn tự thưởng”.

“Hoành khán thành lĩnh trắc thành phong; Viễn cận cao đê các bất đồng” (Nhìn ngang thành dãy núi, nhìn dọc thành đỉnh, xa gần cao thấp đều khác nhau). Nhìn từ phía đông, núi giống như rừng, nhìn từ phía tây, lại như vách đá, sao có thể so sánh được chứ? 

Trên một khối đất, chúng ta có thể cất nhà, làm công viên, trồng cây, đào ao thả cá. Bạn hẳn là nên tự mình suy nghĩ, không cần nghe quá nhiều người bày vẽ.

4. Thành công chính là vượt qua bản thân trong quá khứ 

Nhà văn Ernest Hemingway từng nói: “Ăn năn vì những lỗi lầm của bản thân và cố gắng đừng lặp lại chúng, đây mới là sự ăn năn thực sự. Vượt trội hơn người khác không phải là cao quý, mà sự cao quý thực sự là bản thân đã tốt hơn trong quá khứ.”

Hôm qua nơi đây còn là đống bùn, hôm nay đã mọc cỏ dại, người đến người đi không quan tâm, thậm chí còn giẫm nát cỏ dại. Tuy nhiên, bùn thực sự rất xuất sắc, nó đã mang lại sự sống và nuôi dưỡng cây cỏ. 

Trong cuộc sống, chúng ta thường gặp những chuyện như vậy: những người lớn sẽ bàn luận sôi nổi và so sánh những đứa trẻ bằng tuổi, cùng ăn cùng chơi với nhau, xem đứa trẻ nào tốt hơn, có điểm gì đặc biệt hay không.

Nếu bạn so sánh mình với người có địa vị cao hơn, bạn sẽ cảm thấy rất mặc cảm tự ti và thất vọng; nếu bạn so sánh với người kém cỏi hơn, bạn sẽ nảy sinh tâm lý tự cao tự đại. Chính vì vậy, bạn chỉ có thể so sánh với chính bản thân mình, mỗi ngày một chút tiến bộ là một điều bất ngờ.

Mỗi người đều có những năng khiếu khác nhau, hoàn cảnh gia đình khác nhau, môi trường sống khác nhau, suy cho cùng đều là muôn ngàn sự khác biệt.

Thành công không phải là thứ được đo bằng tiền bạc và địa vị, mà chính là tấm lòng của bạn có giàu có hay không và tinh thần kiên trì của bạn đến mức nào.

5. Dẫu có khó khăn cũng hãy đáp trả lại bằng một nụ cười

Nếu bạn nghiêm túc quan sát kỹ lưỡng, bạn sẽ thấy khi hái một cây nấm, sau một thời gian mưa sẽ mọc ra một cây nấm mới. Cũng có những cây nấm bị giẫm phải hôm sau lại đứng thẳng hoặc có vài cây nấm mới mọc ra từ gốc.

Tất cả nỗi đau phải được biến thành động lực tích cực, đây không phải là để chống lại người khác, mà là để chịu trách nhiệm với chính mình.

Nhiều người có thể thành tựu bản thân, cũng có người chiến thắng chính bản thân mình, nhưng tất cả đều là “bản thân”. Miễn là bạn kiên trì tiếp tục để trở nên tốt hơn, bạn sẽ cao lớn hơn và trở thành tia sáng ở nơi tối tăm.

6. Mỗi thiên tài xuất thế đều là kinh qua một quá trình gian khổ

Nhà văn Long Ưng Đài nói: “Tất cả những lần vấp ngã đều là sự luyện tập cần thiết, bởi vì chỉ khi bạn thực sự vấp ngã, bạn mới thực sự biết cách đứng dậy. Bản thân vấp ngã chính là một loại khảo nghiệm quý giá.”

Ai khi sinh ra cũng không phải thiên tài, cũng không có thành công nào từ trên trời rơi xuống, chỉ có làm việc chăm chỉ trong bóng tối và vượt qua “thời kỳ nấm mốc” của cuộc đời, bạn mới có thể trở nên nổi bật.

Bạn nên hiểu rằng điều khiến một người đứng lên không phải là đôi chân của họ mà chính là lý tưởng, trí tuệ, sự kiên trì và sức chịu đựng của bản thân họ. Đứng dậy từ vùng đất phồn hoa, rất nhanh sẽ bị sự phồn hoa ấy chôn vùi; nhưng đứng lên từ nơi tối tăm mới là điều thật sự vĩ đại.