Trong bóng tối không có đẹp và xấu, chỉ là thiện và ác
- Thanh Vân
- •
Từ khi còn bé, chúng ta đã tin tưởng rất nhiều điều, thế nhưng cho đến khi trưởng thành, ta mới nhận ra là có rất nhiều điều không tồn tại. Thường thì chúng ta cho rằng những gì mà mình nhìn thấy và tiếp xúc được thì ta mới tin, chứ không tin những những gì mà mình không nhìn thấy hoặc không thể cảm nhận được. Tuy nhiên, trong khoảng “bóng tối” đó, có rất nhiều thứ bạn không nhìn thấy, không sờ được, nhưng chúng vẫn luôn hiện hữu trên thế giới này.
Cùng đọc câu chuyện ý nghĩa sau và suy ngẫm:
Trên chuyến xe lửa từ New York đến Boston, tôi nhận ra người đàn ông ngồi bên cạnh mình là một người mù. Giáo sư hướng dẫn luận văn tiến sỹ của tôi là một người khiếm thị, vì thế tôi không gặp chút khó khăn nào khi trò chuyện cùng người khiếm thị, tôi còn rót một cốc cà phê nóng cho ông ấy uống. Khi đó là thời kỳ bạo động sắc tộc ở Los Angeles, thế nên chúng tôi trò chuyện về chủ đề phân biệt chủng tộc. Ông cụ nói với tôi rằng ông ấy là người Nam Mỹ, từ nhỏ cho rằng người da đen là giai cấp thấp kém, người làm ở nhà ông là người da đen, khi ở phía Nam, ông chưa từng ăn cơm cùng người da đen và cũng chưa từng đi học cùng họ. Đến khi lên phía Bắc đi học, có lần ông được các bạn giao cho tổ chức một buổi tiệc dã ngoại, ông đã chú thích trên thư mời rằng “Chúng tôi có quyền từ chối quyền lợi của bất cứ ai”. Ở phía Nam, câu này có nghĩa là “Chúng tôi không chào đón người da đen”, khi đó cả lớp đều kinh ngạc, ông còn bị chủ nhiệm mắng một trận. Ông nói, có khi gặp người phục vụ da đen, lúc tính tiền, ông luôn để tiền ở quầy để họ cầm đi chứ không muốn chạm vào tay họ. Tôi cười hỏi ông: “Vậy đương nhiên là ông sẽ không kết hôn với người da đen đâu nhỉ!”. Ông ấy cười ha ha: “Tôi không qua lại với họ, sao có thể kết hôn cùng người da đen chứ? Nói thật thì khi đó tôi cho rằng bất cứ người da trắng và người da đen nào kết hôn với nhau đều sẽ khiến cha mẹ bị nhục nhã”. Thế nhưng, khi học nghiên cứu sinh ở Boston, ông đã gặp tai nạn. Tuy may mắn thoát chết, nhưng mắt của ông thì bị mù hoàn toàn, không còn nhìn thấy gì nữa cả. Ông được đưa vào trung tâm chăm sóc người mù và học được cách dùng chữ nổi cũng như làm sao để tìm đường đi bằng tay v.v… Dần dần, cuối cùng ông đã có thể sống độc lập. Ông cho biết: “Thế nhưng việc khiến tôi khổ sở nhất là tôi không nhìn thấy được ai là người da đen. Tôi nói việc này với người hướng dẫn, ông ấy cũng cố gắng giảng giải cho tôi, tôi vô cùng tin tưởng và dựa vào ông ấy, việc gì cũng nói với ông ấy, xem ông ấy như thầy như bạn. Một ngày nọ, người đó nói với tôi rằng ông ấy là một người da đen. Kể từ khi đó, sự phân biệt chủng tộc của tôi dần dần mất đi, tôi không nhìn thấy được ai là người da trắng hay da đen. Đối với tôi, tôi chỉ biết họ là người tốt hay người xấu, còn về màu da thì hoàn toàn không có ý nghĩa gì với tôi cả”. Khi xe sắp đến Boston, ông cụ nói: “Tôi đã mất đi thị giác, cũng mất đi sự phân biệt chủng tộc, thật hạnh phúc biết bao!” Trên sân ga, vợ của ông cụ đang đợi ông ấy, hai người ôm nhau thắm thiết. Tôi bất ngờ nhận ra vợ ông ấy là một người da đen tóc bạc. Lúc này tôi mới phát hiện ra rằng thị lực của tôi rất tốt, thế nên vẫn còn thành kiến, thật là không vui chút nào. Những gì mắt thấy, tai nghe đều không nên quá tin tưởng, chỉ có dùng trái tim để cảm nhận, lĩnh hội, thể nghiệm… mới là con đường chân chính. Đây là một câu chuyện rất hay khiến tôi nhớ lại chuyện về hoàng tử bé mà tôi từng đọc: Con cáo tặng cho hoàng tử bé một bí mật đó là: “Thứ đắt tiền nhất là thứ không thể nhìn thấy được bằng mắt, hoàng tử phải dùng trái tim của mình để cảm nhận”. Những gì mắt thấy, tai nghe, có đôi khi không nên quá tin tưởng, việc gì cũng phải dùng trái tim để cảm nhận, suy ngẫm. |
Thanh Vân (sưu tầm và biên dịch)
Xem thêm:
Từ khóa lương thiện Thiện niệm Lòng tốt phân biệt chủng tộc Bài học cuộc sống Câu chuyện cuộc sống Ý nghĩa cuộc sống