Vì sao trẻ càng nhỏ học tiếng Anh càng tốt?
- Tư Mính
- •
Nhiều phụ huynh rất coi trọng việc học tiếng Anh cho con, vậy học tiếng Anh ở độ tuổi nào là tốt nhất? Câu trả lời là càng sớm càng tốt, chậm nhất không quá 8 tuổi. Tất nhiên, bạn có thể học tiếng Anh tốt và nói lưu loát khi bạn học tiếng Anh muộn, nhưng có 3 điểm khác biệt cơ bản so với những người học tiếng Anh sớm.
Khả năng nghe khác nhau
Trẻ sơ sinh là công dân của thế giới, chúng có khả năng học bất kỳ ngôn ngữ nào, có thể bắt chước bất kỳ âm thanh, âm điệu nào. Đối với những âm thanh mà tiếng mẹ đẻ không có, não bộ của trẻ sẽ tự động thiết lập rằng âm thanh đó là không cần thiết. Do đó, não sẽ tự động lọc ra, khiến âm thanh này sẽ không được nghe thấy trong tương lai.
Có người cho trẻ thử nghiệm trong môi trường tiếng Trung, tiếng Mỹ và tiếng Nhật. Lúc đầu 3 trẻ đều có thể phân biệt được âm R và L. Nhưng do tiếng Nhật không có âm R, nên 3 tháng sau trẻ mới phân biệt được âm R và L. Điều này cũng giải thích rằng người Nhật không thể nói hoặc nghe thấy âm R khi học tiếng Anh.
Nghe trước, nói sau, nên nghe kém sẽ dẫn đến nói tiếng Anh kém, và ngược lại nói kém lại ảnh hưởng đến khả năng nghe. Nếu âm thanh mà não nghe được không được phát âm qua miệng, não sẽ xử lý nó dưới dạng tiếng ồn. Chỉ sau khi âm thanh được phát âm qua miệng, não mới xử lý âm thanh đó là ngôn ngữ, chứ không phải tiếng ồn.
Thứ hai, tất cả các ngôn ngữ đều có thanh điệu. Bộ não con người cấy các thanh điệu trước, sau đó mới đến âm. Tiếng Anh có thanh điệu của tiếng Anh. Tiếng Việt cũng có 5 dấu thanh, dấu thanh sai, ý nghĩa sẽ thay đổi hoàn toàn. Các thanh điệu khác nhau có thể đồng thời được cấy vào não trẻ sơ sinh, vì vậy tốt nhất là học ngoại ngữ khi còn nhỏ.
Người lớn đã cấy âm điệu của chính tiếng mẹ đẻ của mình trước, nên khi học tiếng Anh, họ dùng chính ngữ điệu của tiếng mẹ đẻ để phát âm tiếng Anh. Ví dụ như từ “Nice” (tốt đẹp) âm có thể đúng, nhưng ngữ điệu lại không đúng. Có người luôn nói sai ngữ điệu, đây chính là khẩu âm (giọng), người lớn rất khó thay đổi.
Người Nhật sử dụng âm của tiếng Anh cho ngữ điệu tiếng Nhật của họ, khiến cho tiếng Anh của người Nhật trở nên khó hiểu. Nhưng khó khăn này không tồn tại đối với trẻ em trước 8 tuổi. Một đứa trẻ trước 8 tuổi có thể nghe thấy bất kỳ sự khác biệt nhỏ nào về âm thanh và ngữ điệu. Chỉ cần bạn dạy trẻ vào thời điểm này, trẻ sẽ có được thính giác hoàn thiện đối với bất kỳ ngôn ngữ nào.
Khả năng liên kết mạnh mẽ với cảm xúc
Trong thời thơ ấu, vùng não kiểm soát ngôn ngữ và vùng não kiểm soát cảm xúc không tách rời, mà liên kết với nhau. Đối với trẻ sơ sinh hoặc trẻ em trước 8 tuổi, nói một ngoại ngữ mang lại cho chúng một trải nghiệm cảm xúc đặc biệt giống như tiếng mẹ đẻ.
Ví dụ: Nếu bạn nghe các bài hát tiếng Việt, đọc những tác phẩm văn học của người Việt sẽ mang lại cho bạn những cảm xúc đặc biệt. Nhưng bạn sẽ không có cảm giác mạnh như khi nghe các bài hát tiếng Anh hoặc đọc các kiệt tác tiếng Anh. Nhưng khi trình độ tiếng Anh của bạn được cải thiện, bạn cũng sẽ hiểu tiếng Anh tốt, và nảy sinh “cảm xúc”, dẫu chưa thể được như tiếng Việt, và luôn có sự khác biệt giữa sự gần gũi và xa lạ.
Điều này là do chúng ta học tiếng Anh ở độ tuổi tương đối muộn. Nhưng đây không phải là trường hợp của trẻ em trước 8 tuổi, chúng đã quen thuộc với tiếng Việt và tiếng Anh như nhau.
Tư duy ngôn ngữ cố định không được hình thành
Các vùng não chịu trách nhiệm về tư duy và ngôn ngữ không được tách biệt trong thời thơ ấu. Thứ tự từ của tiếng Anh và tiếng Việt là khác nhau, ví dụ, khi nói tiếng Anh, thời gian và địa điểm theo thứ tự từ lớn đến nhỏ, trong khi nói tiếng Việt lại ngược lại.
Trẻ lớn hơn hoặc người lớn học tiếng Anh muộn sẽ có thói quen nói tiếng Anh theo lối tư duy của tiếng Việt.
Ngoài ra, có nhiều giới từ và hư từ trong tiếng Anh không có nghĩa thực sự trong tiếng Việt. Ví dụ như with, in, of, v.v., người học tiếng Anh muộn sẽ tự động lược bỏ, khiến người khác không hiểu.
Trẻ em học tiếng Anh trước 8 tuổi sẽ không mắc lỗi như vậy. Bởi vì trẻ đã học nó trước khi phân chia não bộ, và cảm thấy rằng ý nghĩa sẽ thay đổi nếu thiếu giới từ. Điều này giống với tư duy của những người nói tiếng Anh bản ngữ.
Vậy làm thế nào để giáo dục ngoại ngữ cho trẻ? Các nhà khoa học đã tiến hành luyện nói cho trẻ 9 tháng tuổi bằng cách cho các bé nghe video, nghe các file ghi âm và tương tác với nhau.
Hóa ra chỉ có sự tương tác mới có thể dạy ngoại ngữ cho trẻ sơ sinh một cách hiệu quả. Nói một cách đơn giản, bé không thể học tiếng Anh nếu chỉ bật băng ghi âm và video. Cha mẹ nói tiếng Anh với em bé hoặc thuê một bảo mẫu có ngôn ngữ mẹ đẻ là tiếng Anh mới có thể thực hiện việc giáo dục tiếng Anh sớm.
Có thể thấy, việc học ngoại ngữ là tạo ra môi trường ngôn ngữ tương tác giàu cảm xúc, tích cực và ý nghĩa. Điều này cũng có thể áp dụng cho việc học ngoại ngữ của trẻ lớn và người lớn.
Cha mẹ có điều kiện hãy tạo cho con môi trường học tiếng Anh phù hợp càng sớm càng tốt. Nếu không có điều kiện cũng không cần quá lo lắng, bởi tính đàn hồi của bộ não con người rất lớn, đảm bảo cho con người có khả năng học và hưởng lợi từ việc học trong suốt cuộc đời.
Nghiên cứu cho thấy, trẻ lớn hơn và người lớn có nhiều lợi thế học tập mà trẻ nhỏ không có, vì vậy họ cũng có thể học tốt tiếng Anh.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc học ngoại ngữ có tác động tích cực đến não bộ và khả năng nhận thức. Các học giả người Anh đã sử dụng công nghệ chụp ảnh não bộ để so sánh kết quả não bộ của 2 nhóm người học ngoại ngữ và những người không học.
Mặc dù 2 nhóm tương đương nhau về độ tuổi, trình độ học vấn và sức khỏe nhưng mật độ chất xám thùy đỉnh trái của nhóm biết ngoại ngữ cao hơn rõ rệt so với nhóm không biết ngoại ngữ. Thời gian học ngoại ngữ càng sớm, trình độ ngoại ngữ càng cao thì mật độ chất xám càng cao.
Các nghiên cứu gần đây đã phát hiện thêm rằng ngay cả khi trình độ ngoại ngữ không cao, miễn là được sử dụng nhất quán trong cuộc sống hàng ngày, nó cũng có thể tích cực thúc đẩy sự phát triển của chất trắng trong não. Do đó, học ngoại ngữ dù muộn đến đâu cũng có lợi cho sức khỏe não bộ và làm chậm quá trình lão hóa não.
Từ khóa Khả năng nghe Khả năng liên kết Tư duy ngôn ngữ học tiếng Anh trẻ con