Ảnh: Di chỉ đá Puma Punku có phải đã được ‘khoan cắt’ bằng công nghệ tiên tiến?
Nằm trên độ cao gần 3.900 mét so với mực nước biển, thành phố cổ Tiwanaku và di chỉ cự thạch Puma Punku cách đó chỉ vài trăm mét là hai địa điểm khảo cổ bí ẩn nhất thế giới của Bolivia.
Hai công trình này không chỉ gây sửng sốt cho thế giới về kỹ thuật chế tạo đá hết sức cao, mà còn hé lộ về một nền văn minh tiền sử đã biến mất.
Phần 1: Khu di chỉ cự thạch gây sửng sốt
Công nghệ chế tác đá ở khu vực đền Tiwanaku
Tiwanaku là một thành phố cổ nằm ở phía tây thủ đô La Paz tại Bolivia, phía bắc giáp lưu vực hồ Titicaca. Ở độ cao 3.850m so với mực nước biển, Tiwanaku là thành phố cao nhất trong thế giới cổ đại mà con người biết đến.
Thành phố này đã từng là thủ đô của vương quốc Tiwanaku bắt đầu từ khoảng năm 200 đến 1000 SCN. Sau sự sụp đổ của đế chế Tiwanaku, thành phố này cũng chứng kiến sự phát triển của một đế chế khác, đó là Inca.
Công trình nổi tiếng nhất của Tiwanaku là quần thể đền Kalasasaya, được bao quanh bởi một bức tường thành bằng đá hình chữ nhật có diện tích khoảng 128,74m x 118,26m và chỉ có một cổng vào. Rải rác trong khu đền là các khối đá hình chữ nhật và các cột đá được trang trí với các đường chạm khắc.
Ấn tượng nhất là bức tường bao quanh Kalasasaya được làm từ các phiến đá sa thạch đỏ, có phiến nặng đến 130 tấn.
Hiện nay, các nhà khoa học vẫn đau đầu để tìm ra câu trả lời vì sao người xưa có thể vận chuyển các khối đá khổng lồ đến Tiwanaku từ mỏ đá cách đấy hơn 10 km.
Rãi rác là các kiến trúc được chạm trổ tinh vi từ những khối đá magma có nguồn gốc từ bán đảo Copacabana nằm bên hồ Titicaca cách đó gần 100km.
Quan sát kỹ hơn các công trình của Tiwanaku cho thấy một trình độ kỹ thuật hết sức cao nằm trong quá trình xây dựng các công trình đá ở đây:
Nhiều khối đá chữ nhật được cắt với cạnh góc vuông hoàn hảo. Khi được ráp với nhau, chúng tạo thành các liên kết khít tới nỗi một tờ giấy hay một cây kim cũng không thể len vào giữa.
Các bức tường còn nguyên vẹn cho thấy cạnh của chúng song song tuyệt đối với mặt đất.
Di chỉ cự thạch Puma Punku
Cách quần thể đền Kalasasaya chỉ khoảng vài trăm mét, người ta phát hiện ra một khu di chỉ cự thạch lớn. Đây là một công trình xây dựng bằng những phiến đá khổng lồ được điêu khắc tinh vi, vuông góc, bề mặt nhẵn mịn như gỗ được bào kỹ lưỡng. Các phiến đá ở Puma Punku có viên nặng hơn 100 tấn. Puma Punka giống như một bãi xếp hình lego khổng lồ.
Nổi tiếng nhất ở Puma Punku là các phiến đá hình chữ H. Các phiến đá chữ H đã được xẻ rãnh và lắp ghép với nhau để có thể khớp vào theo cả ba chiều cực kỳ phức tạp, tạo ra các kiến trúc đủ mạnh có thể chống lại cả động đất.
Video mô phỏng cách các phiến đá được ghép với nhau
Các đường rãnh được khắc vào các phiến đá đều thẳng tắp, có độ sâu đồng đều. Ngoài ra có nhiều lỗ khoan được phát hiện trên các phiến đá với đường kính giống nhau tuyệt đối.
Người ta phát hiện ra các phiến đá này được khai thác và chế tác tại một khu mỏ đá gần hồ Titicaca, cách Puma Punka gần 100km. Các phiến đá nặng hàng tấn này được chế tác một cách chính xác tại khu mỏ, chúng sẽ được di chuyển về Puma Punka và được lắp ghép ở đây.
Cần phải lưu ý rằng toàn bộ các khối đá ở Puma Punku được làm từ 2 loại đá chính: đá granite và đá diorite, độ cứng của chúng chỉ thua kim cương. Điều này làm người ta liên tưởng đến công nghệ chế tác bằng tia laser mà con người hiện đại mới bắt đầu từ sử dụng từ cuối thế kỷ 20.
Các nhà nghiên cứu về xây dựng còn cho rằng, xét về độ phức tạp và đòi hỏi kỹ thuật cao của công trình, các kim tự tháp ở Ai Cập cổ đại quá đơn giản so với di chỉ ở Puma Punku.
Xem thêm:
Từ khóa cự thạch văn minh cổ đại Bolivia văn minh Inca