7 thiên tai nhân họa trái đất đang phải đối mặt
- Lê Minh
- •
Bước vào năm Canh Tý, cũng là khởi đầu của năm 2020, trên trái đất đã xuất hiện rất nhiều thiên tai nhân họa khiến con người hoang mang và lo lắng. Chúng ta hãy cùng nhìn lại một vài thảm họa trong số đó:
1. Nhiệt độ Nam Cực lần đầu tiên chạm mốc 20,75℃
Nam Cực đẩy nhanh tốc độ băng tan, nguồn băng lạnh giúp chim cánh cụt có một cuộc sống vô ưu vô lo, tới nay chỉ còn trơ lại bùn đất. Những dòng sông băng trên bờ biển đã tan chảy tới những khe núi xa xôi.
2. Dòng sông băng tại Bắc Cực tan chảy nhanh chóng
Hải mã cư trú trên mặt băng, mất đi hoàn cảnh sinh tồn khiến khiến chúng lên bờ rồi ngã từ trên vách núi xuống chết trên bờ biển. Gấu Bắc Cực không còn thức ăn, chúng đói tới mức đi không nổi. Chúng phải tìm kiếm thức ăn khắp nơi, nhưng cũng đành phải chết đói.
3. Tuyết tan tại cao nguyên Thanh Hải – Tây Tạng
Cao nguyên Thanh Hải – Tây Tạng đã phát hiện ra 28 loại virus có thể gây nguy hại cho con người.
4. Thảm họa cháy rừng tại Úc
Đợt hỏa hoạn này kéo dài 7 tháng, khói đen cuồn cuộn, không nhìn thấy mặt trời. Một diện tích rừng rộng lớn bị hủy, thải ra một lượng lớn CO2. Hàng ngàn động vật hoang dã bị thiêu sống, điều tồi tệ hơn là rừng bị thiêu rụi, hơn 600.000 con dơi bay ra khỏi các khu rừng. Khắp nước Úc đều cùng chung một cảnh tượng như vậy.
5. Nạn châu chấu Châu Phi
Nạn châu chấu Châu Phi lần này không chỉ ảnh hưởng tới một diện tích nhỏ như trước, mà rất nhiều quốc gia và khu vực đã rơi vào tình trạng khẩn cấp. Nông nghiệp Châu Phi hoàn toàn ngưng trệ, với quy mô hiếm gặp trong vòng 25 năm qua. Tốc độ bay của châu chấu vô cùng nhanh, một ngày chúng có thể bay được 150km, núi sông hồ biển cũng không thể ngăn trở. Hiện nay châu chấu Châu Phi đã gần áp sát biên giới Trung Quốc.
6. Dịch “viêm phổi Trung Cộng” (hay còn gọi viêm phổi Vũ Hán, viêm phổi corona mới, COVID-19)
Tính tới nay, “viêm phổi Trung Cộng” đã lan rộng khắp hơn 190 quốc gia trên toàn thế giới. Sự kiện này đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới y tế cộng đồng toàn cầu. Nền kinh tế thế giới cũng phải đối mặt với tổn thất cự đại, thay đổi cả thế giới.
7. Nạn sâu keo
Tháng 1/2019, lần đầu tiên tỉnh Vân Nam Trung Quốc phát hiện bị sâu keo xâm nhập, tháng 5 bắt đầu nhanh chóng lan rộng. Năm 2019 sâu keo đã xuất hiện trên diện tích 15 triệu hecta, diện tích gặp nguy hại thực tế là 2,46 triệu hecta. Kỳ Xuân Hè năm nay đã bùng phát nạn sâu keo quy mô lớn.
Những “hiện tượng tự nhiên” trên chỉ là sự thay đổi trên trái đất, là một phần bề mặt mà các nhà khoa học quan sát được. Còn rất nhiều nhân tố chưa rõ mà các nhà khoa học căn bản chưa hề biết tới. Nhưng chỉ riêng những phát hiện này, cũng đủ khiến con người ý thức được rằng nhân loại đang phải đối mặt với thời điểm khắc nghiệt xưa nay chưa từng có.
Tất cả những điều này là do quỹ đạo vận hành của vũ trụ nằm tại những vị trí khác nhau, chuẩn bị chuyển giao sang thế kỷ mới. Đồng thời, đây cũng là kết quả của việc nhân loại khai thác quá độ tài nguyên trên trái đất, gây ô nhiễm môi trường và đạo đức con người trượt dốc.
Đối diện với vô vàn nguy hiểm trước mắt, câu hỏi đặt ra là mỗi người chúng ta nên làm gì?
Lê Minh
Xem thêm:
Từ khóa băng tan virus Trung Cộng Nam Cực Sâu keo mùa thu cháy rừng ở Úc virus corona viêm phổi Vũ Hán 2019-nCoV Bắc cực COVID-19 Tây Tạng Thiên tai nhân họa Châu chấu sa mạc SARS-CoV-2