Bệnh nhân đầu tiên ghép thận lợn đã qua chỉnh sửa gene vừa qua đời. Thông tin trên đã được Bệnh viện đa khoa Massachusetts, Mỹ, nơi thực hiện ghép tạng cho bệnh nhân xác nhận ngày 11/5.

ghép thận lợn
Bệnh nhân Rick Slayman. (Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Massachusetts)

Hồi tháng 3 vừa qua, các bác sĩ phẫu thuật tại Bệnh viện đa khoa Massachusetts đã ghép thận lợn đã qua chỉnh sửa gene vào cơ thể bệnh nhân 62 tuổi bị bệnh thận giai đoạn cuối. Cuộc phẫu thuật kéo dài 4 giờ đã diễn ra thành công.

Thông báo mới của bệnh viện nêu rõ, bệnh nhân Rick Slayman đột ngột qua đời và không có dấu hiệu nào cho thấy nguyên nhân tử vong là do ca cấy ghép. Bệnh viện đa khoa Massachusetts đã gửi lời tri ân bệnh nhân Slayman vì đã tin tưởng và sẵn sàng tham gia ca ghép thận giúp thúc đẩy lĩnh vực ghép tạng có nguồn gốc từ động vật vào cơ thể người (xenotransplantation), củng cố hy vọng cho nhiều bệnh nhân cần ghép tạng khác.

Quả thận được cấy vào cơ thể bệnh nhân Slayman do công ty công nghệ sinh học eGenesis ở Massachusetts cung cấp. Thận được chỉnh sửa gene để loại bỏ những gene có hại của lợn và bổ sung một số gene của người. Trước đó, ông Slayman đã được ghép thận người năm 2018 nhưng sau 5 năm, quả thận cũng bị hỏng. Ngoài bệnh thận, ông mắc cả bệnh tiểu đường tuýp 2 và cao huyết áp.

Tình trạng thiếu nội tạng cấy ghép xảy ra trên toàn thế giới. Tháng 3, bệnh viện Boston (Mỹ) thông báo có hơn 1.400 bệnh nhân trong danh sách chờ được ghép thận.

Tuy nhiên, tại Trung Quốc Đại lục, truyền thông đưa tin rằng, đầu năm 2022, Bệnh viện Tim mạch trực thuộc Đại học Hạ Môn đã thực hiện ca ghép tim khẩn cấp cho một bệnh nhân. Bệnh nhân này chỉ chờ một ngày để có người hiến tim.

Các ca ghép tim khẩn cấp diễn ra thường xuyên ở Trung Quốc. Về vấn đề này, ông Lý Húc Đông (Li Xudong), phó giáo sư tại Đại học Y khoa Virginia, nói với The Epoch Times rằng: “(Theo dữ liệu của Trung tâm Y tế Đại học Duke vào tháng 1/2022) ở Mỹ, thời gian chờ đợi trung bình để cấy ghép tim là 167 ngày. Tại Trung Quốc, liên tiếp có rất nhiều trường hợp, chỉ cần 1 ngày hoặc vài ngày là có thể tìm thấy người cung cấp tim phù hợp, điều này gây nghi ngờ về nguồn tạng được cung cấp”.

Trang Sina đưa tin, tháng 1/2022, Bệnh viện Tim mạch trực thuộc Đại học Hạ Môn (gọi tắt Bệnh viện Tim mạch Hạ Môn) liên tiếp thực hiện các ca cấy ghép tim trong tình trạng cấp cứu và nguy kịch cho hai bệnh nhân cùng 57 tuổi.

Trong số đó, bệnh nhân họ Ngô đã quyết định ghép tim vào ngày 23/1. Vào lúc 5:00 sáng ngày 24/1, ông Ngô Tích Giới (Wu Xijie), phó giám đốc Bệnh viện Tim mạch Hạ Môn, dẫn đầu nhóm phẫu thuật tim đến một bệnh viện khác để lấy tim; lúc 6:15, nhóm trở lại  Bệnh viện Tim mạch Hạ Môn; trước 8:00 sáng, trái tim này đập mạnh mẽ trong người ông Ngô (bệnh nhân).

Một bệnh nhân khác, họ Lý, cũng đã hoàn thành ca ghép tim khẩn cấp vào tháng 1/2022.

Cả 2 trường trường nói trên không phải là trường hợp cá biệt.

Vào ngày 6/5/2022, Mục Kiến Cương (Mu Jiangang), một giáo viên tại Đại học Lan Châu, nhanh chóng được chuyển đến Bệnh viện Hiệp Hòa Vũ Hán, do đột ngột bị nhồi máu cơ tim diện rộng và được đưa vào danh sách chờ người hiến tim; 4 ngày sau, vào ngày 10/5, Bệnh viện Hiệp Hòa Vũ Hán đã tìm người cung cấp tim phù hợp, và tiến hành thay một trái tim khỏe mạnh cho Mục Kiến Cương.

Vào tháng 6/2020, công dân Trung Quốc Tôn Linh Linh (Sun Lingling) mắc một căn bệnh hiếm gặp về hệ thống miễn dịch trong thời gian thực tập tại Nhật Bản, gây ra tổn thương tim không thể phục hồi. Vào giữa tháng 6, đội ngũ y tế chăm sóc cho cô đã đưa cô đến Bệnh viện Hiệp Hòa Vũ Hán ở Trung Quốc trên một chuyến bay thuê bao. Trong vòng 10 ngày, Bệnh viện Hiệp Hòa Vũ Hán đã liên tiếp chuẩn bị 4 quả tim phù hợp cho cô gái 24 tuổi Tôn Linh Linh, và cuối cùng đã chọn ra được người hiến tặng chất lượng nhất để hoàn thành ca phẫu thuật ghép tim cho cô.

Sau khi virus Vũ Hán bùng phát, các bệnh nhân mắc bệnh viêm phổi Vũ Hán cũng lần lượt được ghép phổi đôi cấp tốc, điều này cũng khiến cộng đồng quốc tế lo lắng về nguồn cung cấp nội tạng của họ.

Trong khi hệ thống hiến tạng Trung Quốc đi sau các nước phát triển vài thập kỷ, tại sao thời gian chờ đợi để được cấy ghép nội tạng ở nước này lại ngắn một cách lạ thường đến vậy?

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chưa bao giờ đưa ra tuyên bố đáng tin cậy về nguồn cung nội tạng. Phần lớn các trường hợp không tiết lộ bất kỳ nguồn cung nội tạng nào hoặc nói không rõ ràng.

Đồng thời, nhiều cuộc điều tra của cộng đồng quốc tế đã cáo buộc ĐCSTQ mổ cướp nội tạng từ các tù nhân lương tâm còn sống.

Vào tháng 6/2016, 3 nhà điều tra – nhà báo điều tra kỳ cựu Ethan Gutmann, luật sư nhân quyền người Canada David Matas, và cựu Quốc vụ khanh Canada phụ trách khu vực Châu Á – Thái Bình Dương David Kilgour Kilgour, đã phát hành một báo cáo điều tra tại Washington, Mỹ, và chỉ ra rằng số lượng nội tạng các ca cấy ghép ở Trung Quốc là khoảng 60.000 đến 100.000 ca mỗi năm; từ năm 2000 đến năm 2016, con số này có thể lên tới 1,5 triệu ca; nguồn cung cấp nội tạng chủ yếu là từ những người tập Pháp Luân Công.

Vào tháng 3/2020, Tòa án Độc lập ở London, Vương quốc Anh, đã đưa ra một báo cáo dài 160 trang nói rằng: “Hoạt động thu hoạch nội tạng sống đã diễn ra trên quy mô lớn trên khắp Trung Quốc trong nhiều năm, và những người tập Pháp Luân Công là một trong số nhóm người làm nguồn cung nội tạng – và rất có thể là nguồn cung chính. Cuộc đàn áp và kiểm tra y tế tập trung vào người dân Duy Ngô Nhĩ là tình huống tương đối gần đây”.

Báo cáo cho biết: “Không có bằng chứng cho thấy hoạt động này đã chấm dứt”.

Phan Anh

Video: Thông minh vĩnh viễn không bù đắp được thiếu hụt đạo đức