Cú ngả người bắt vô lê của Cristiano Ronaldo là một kỳ tích vật lý
- thiện tâm
- •
Ở phút thứ 64 trong trận tứ kết Champions League với Juventus vào ngày 3/4 vừa qua, cầu thủ Cristiano Ronaldo của Real Maldrid đã thực hiện một cú ngả người bắt vô lê trên cao tuyệt đẹp nâng tỉ số lên 2-0 cho đội nhà, bàn thắng mà anh gọi là đẹp nhất trong cuộc đời của mình.
Nhảy lên cao để lưng song song với mặt đất, đầu quay hướng ngược với khung thành đối phương, tung chân phải móc bóng vào khung thành trước sự bất lực của thủ môn đối phương, bàn thắng của Ronaldo được ví như một kỳ tích vật lý.
Ronaldo goal from the stands. The craziest thing? Watch the Juventus fans stand up immediately to appreciate it. Spectacular scenes. ?? pic.twitter.com/iqVqHkjTiL
— Connor (@TikiTakaConnor) April 3, 2018
Điều làm cho cú vô lê kiểu “xe đạp chổng ngược” này khác với các cú sút khác là khi cơ thể của cầu thủ ở vị rất cao, song song với mặt đất, nó tạo ra khoảng trống lớn cho chân lấy đà, vì thế tạo ra một động lượng lớn cho cú sút bóng.
Tốc độ của chân là một phần quan trọng quyết định lực tác động vào trái bóng khi nó được sút đi. Trong cú ngả người móc bóng này, chân của cầu thủ chuyển động rất nhanh khi gặp trái bóng, khoảng cách trái bóng di chuyển khi được sút là rất xa và tốc độ nó đạt được rất cao.
Phân tích cú vô lê ngược
Năm 2007, một tập của chương trình Khoa học Thể thao FSN đã cho thấy tốc độ ra chân của một cầu thủ chuyên nghiệp trong cú ngả người bắt vô lê là kết quả của một loạt các chuyển động khác nhau. Các chuyên gia trong chương trình đã đo lường một trong những tham số vật lý tác động lớn đến cú đá vô lê này: tốc độ góc của chân cầu thủ, tức là chân sút bóng quay quanh cơ thể nhanh đến mức nào.
Theo các chuyên gia, đôi chân của cầu thủ bóng đá giải Major League của Mỹ, Jason Hernandez giống như cánh quạt của máy bay trực thăng, quay tròn xung quanh một trục. Tất nhiên, cấu tạo sinh lý của cơ thể người khiến cho chân của Hernandez không thể xoay 360 như cánh quạt máy bay trực thăng, nhưng nguyên tắc cơ bản là giống nhau.
Trước khi đo vận tốc góc của của chân Hernandez, các chuyên gia treo cầu thủ này lên không để loại bỏ ảnh hưởng của trọng lực bằng các dây treo được buộc xung quanh người anh. Khi không bị trọng lực kéo xuống, cầu thủ này có khoảng trống để tối đa hóa phạm vi chuyển động của phía chân sút bóng của mình.
Khi bóng đi qua đầu, Hernandez uốn cơ thể mình lên đồng thời di chuyển chân để sút bóng trong tư thế bắt vô lê kiểu “xe đạp chổng ngược”. Kết quả cho thấy cùng sự di chuyển của chân cũng như sự quay cơ thể của cầu thủ, quỹ đạo di chuyển của chân tác động vào trái bóng dài hơn nhiều so với trường hợp thực hiện cú sút bóng trên mặt đất.
Hãy tưởng tượng chân của cầu thủ này như chiếc kim giờ của đồng hồ: Nếu là cú đá bình thường, chân của cầu thủ chỉ chuyển động từ góc 4h đến góc 7h ( ?->?) nhưng cú đá vô lê cho phép chân của cầu thủ di chuyển từ góc 4h đến góc 12h (?->?).
Các chuyên gia tính toán rằng chân của Hernandez đã di chuyển với tốc độ 300 vòng/phút, tương đương với 5 vòng/giây, bằng với tốc độ quay của cánh quạt máy bay trực thăng. Điều này cũng có nghĩa là vận tốc góc của chân Hernandez tương đương 1800 độ/giây.
Nói một cách ngắn gọn, phạm vi di chuyển mở rộng trong cú bắt vô lê lộn ngược cho phép cơ thể gia tăng thêm động lượng, cuối cùng sẽ gia tăng lực tác động lên bóng. Tất nhiên, việc đưa người lên trong không trung để tung ra cú vô lê này là một trong những kỹ thuật khó nhất của thể thao hiện đại.
“Một bàn thắng ngoạn mục”
Ngay cả Ronaldo, sau cú đá của mình, cũng bất ngờ vì điều anh đã thực hiện được. “Tôi cũng đã từng ghi những bàn thắng tương tự như vậy, nhưng phải công nhận, bàn thắng này thật ngoạn mục”, cầu thủ cho biết. “Tôi đã nhảy rất cao, rõ ràng là rất cao, đó là một bàn thắng sẽ lưu giữ mãi trong ký ức của tôi”.
Theo inverse.com
Thiện Tâm
Từ khóa khoa học vui vật lý kỳ tích bóng đá