Google Timelapse quay lại quá trình xây dựng và phá hủy trên Trái Đất trong 32 năm
- hoàng vũ
- •
Thế giới đã thay đổi nhiều thế nào kể từ năm 1984, thật khó mà hình dung được. Do đó, Google đã cho tạo ra các video Timelapse, thu gọn 32 năm xây dựng và phá hủy của con người trong 10 giây đồng hồ.
Video gồm hơn 5 triệu ảnh vệ tinh, hầu hết trong chúng đến từ dự án Landsat, cùng với những hình ảnh phân giải cao được chụp trong hai năm vừa qua đến từ vệ tinh Landsat 8 và European Sentinel 2-A. Chúng được nối với nhau bằng cách sử dụng Google’s Earth Engine để tạo thành 33 hình ảnh liên tục, mỗi ảnh đại diện cho một năm từ 1984 đến năm 2016. Kết quả cuối cùng là một video có thể cuộn, zoom với hình ảnh bề mặt Trái Đất.
Từ việc bùng nổ các thành phố đến việc các dòng sông băng biến mất, chúng ta hãy cùng bắt đầu chuyến du lịch nhanh trên toàn cầu để xem một số địa điểm nổi bật nhất đã thay đổi thế nào trong 32 năm qua.
Dubai, Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất
Năm 1984, Dubai trông giống như một làn kẻ mỏng manh kẹt giữa cát và biển. Trong hàng thập kỷ sau đó với sự can thiệp của con người, nền văn minh đã lan vao sa mạc, và như mong đợi, nó đã trở thành một thành phố xa hoa tráng lệ bậc nhất thế giới, và lấn cả ra biển với những quần đảo nhân tạo nổi tiếng, quần đảo Palm và The World (thế giới), mọc lên đầu những năm 2000.
>> 17 điều chứng minh Dubai là nơi xa hoa nhất thế giới
Sông băng Columbia, Alaska
Tốc độ băng tan nói chung là khá chậm, nhưng Columbia Glacier thì lại tan với tốc độ chạy nước rút. Từ năm 1982, dòng sông băng này đã rút lui gần 16 km và bạn có thể thấy rõ trong video.
Mỏ Chuquicamata, Chile
Mỏ Chuquicamata là một khu mỏ lộ thiên lớn nhất thế giới, hoạt động ở Chile trong khoảng 100 năm. Trong 32 năm qua, các hố mỏ đã liên tục được mở rộng ra, ăn sâu vào những vùng đồi núi.
Nuflo de Chavez, Bolivia
Tuy tỷ lệ phá rừng ở Amazon đã chậm lại trong những năm gần đây, nó vẫn đang là một vấn đề nghiêm trọng. Trong video Timelapse, tỉnh Nuflo de Chavez ở Bolivia, màu xanh đậm của khu rừng đã nhanh chóng nhường chỗ cho màu nâu nhạt khô khan.
>> Kim tự tháp – một trào lưu quốc tế thời cổ đại?
Trùng Khánh, Trung Quốc
Xây dựng nhà xung quanh khu vực ngã ba sông Dương Tử và sông Gia Lăng, Trùng Khánh đã mở rộng nhanh chóng trong vài thập kỷ qua, đến mức nó đã trở thành đô thị đông dân nhất Trung Quốc.
Những vị trí trên chỉ là một số địa điểm trong những video Timelapse của Google. Với gần 200 thành phố và cảnh quan, bất kỳ ai cũng có thể vào Google Earth Engine để xem sự chuyển biến của chúng từ năm 1984 đến năm 2016.
Theo New Atlas
Hoàng Vũ
Xem thêm:
Từ khóa Ô nhiễm môi trường hiện đại hóa