Ngày 27/9, Bộ Quốc phòng Mỹ thông báo, đã thử nghiệm thành công vũ khí siêu thanh nhanh gấp 5 lần tốc độ âm thanh và gọi đây là một thành tựu lịch sử.

p3013751a554278375
Vũ khí siêu thanh hút khí phóng từ trên không do Công ty Raytheon, nhà thầu quốc phòng Hoa Kỳ, phát triển cho quân đội Hoa Kỳ (Ảnh: Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ cung cấp)

Trong một thông cáo báo chí hôm thứ Hai, Cơ quan Dự án Nghiên cứu Tiên tiến (DARPA) thuộc Bộ Quốc phòng, cho biết vào tuần trước, họ đã hoàn thành chuyến bay thử nghiệm vũ khí siêu thanh hút khí phóng từ trên không (HAWC) với Không quân Hoa Kỳ.

Tên lửa hành trình siêu thanh do Công ty Raytheon sản xuất này, được phóng từ máy bay và nhanh chóng tăng tốc lên đến tốc độ siêu thanh, dưới lực đẩy của nhiên liệu hydrocarbon của động cơ trong vài giây.

Tốc độ bay và khả năng điều chỉnh của vũ khí siêu thanh hút khí phóng từ trên không khiến đối thủ khó phát hiện kịp thời. Nhờ đó chúng có thể tấn công mục tiêu của đối thủ nhanh hơn. Do tốc độ bay nhanh, vũ khí này còn có thể gây sát thương mạnh, ngay cả khi không mang theo chất nổ cường độ cao.

Theo DARPA, tất cả các mục tiêu thử nghiệm chính theo lịch trình, đều đạt được trong chuyến bay thử nghiệm này. Một quan chức phụ trách dự án nghiên cứu và phát triển vũ khí siêu thanh hút khí phóng từ trên không cho biết, vụ thử thành công này là kết quả của sự phát triển mối quan hệ đối tác giữa chính phủ và ngành công nghiệp quốc phòng trong nhiều năm qua. Thành tựu này là “một bước tiến quan trọng” để quân đội Hoa Kỳ có được một thế hệ vũ khí cao cấp mới.”

Người ta tin rằng kể từ năm 2013, đây là vụ thử thành công vũ khí siêu thanh hút khí phóng từ trên không đầu tiên của Hoa Kỳ.

Ông Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, cho biết tại Hội nghị thường niên của ngành Quân sự Phòng không và Vũ trụ Hải quân vào tháng 8 năm nay rằng, để có thể cạnh tranh hiệu quả với Trung Quốc và Nga, quân đội Mỹ cần phải thành thạo các loại vũ khí và thiết bị tiên tiến, bao gồm cả vũ khí siêu thanh.

Ông Mike White, Giám đốc Phòng Nghiên cứu và Phát triển Vũ khí Siêu thanh của Bộ Quốc phòng, cho biết tại một cuộc hội thảo do một đơn vị tư vấn tổ chức tại Washington vào tháng 6 rằng, quân đội Mỹ đang tiếp tục thúc đẩy việc phát triển vũ khí siêu thanh theo kế hoạch.

Mục tiêu là thử nghiệm và sản xuất vũ khí siêu thanh trên không, trên mặt đất và trên biển vào khoảng năm 2025 hoặc sớm hơn.

Ông cũng cho biết, ngoài vũ khí siêu thanh có tính năng tấn công, Bộ Quốc phòng cũng đang tích cực phát triển vũ khí siêu thanh có thể phòng thủ trước các đối thủ tiềm năng như Trung Quốc và Nga, gồm cả vũ khí đánh chặn đối phương trong giai đoạn phóng, lướt và giai đoạn cuối cùng.

Năm ngoái, Bộ trưởng Quốc phòng Esper cho biết, Lầu Năm Góc đang đạt được tiến bộ quan trọng, trong nỗ lực thực hiện chiến lược bảo vệ quốc gia, gồm khả năng triển khai vũ khí siêu thanh trước vài năm.

Ngân sách quốc phòng năm tài chính 2022 của Lầu Năm Góc được tuyên bố trước Quốc hội bao gồm 6,6 tỷ đô la Mỹ cho việc phát triển và triển khai vũ khí siêu thanh và các khả năng tấn công tầm xa khác. Tính đến nay, đây là ngân sách hàng năm lớn nhất được yêu cầu cho dự án này.

Bộ trưởng Quốc phòng đương nhiệm Austin đã nhiều lần tuyên bố rằng, việc đối phó với mối đe dọa tăng tốc độ mà Trung Quốc (Đảng Cộng sản Trung Quốc) đang gây áp lực, là ưu tiên hàng đầu của Bộ Quốc phòng.

Tiến sĩ Colin Kahl, thư ký chính sách quốc phòng của Lầu Năm Góc, nói rằng Trung Quốc là quốc gia duy nhất, có thể đặt ra thách thức mang tính hệ thống đối với Hoa Kỳ về kinh tế, công nghệ, chính trị và quân sự. Nhưng điều này không có nghĩa là Hoa Kỳ và Trung Quốc không thể tránh khỏi một cuộc xung đột. “Nhưng xác thực điều đó có nghĩa là mối quan hệ của chúng tôi với Bắc Kinh sẽ mang tính cạnh tranh và đôi khi là thù địch.”

Theo báo cáo của “Daily Mail”, Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nga có nhiều dự án tên lửa siêu thanh nhất. Anh và Pháp cũng đang nghiên cứu tên lửa siêu thanh, nhưng sớm nhất là đến năm 2030 chúng mới được đưa vào sử dụng.

Vào tháng 5, Nga tuyên bố đã thử nghiệm 3 tên lửa siêu thanh “Satan 2”, và 2 tháng sau đó, đã thử nghiệm thành công một tên lửa Zircon. Bắc Kinh cũng đang nâng cấp đáng kể vũ khí hạt nhân, như tên lửa hạt nhân siêu thanh và tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.

Theo VOA

Xem thêm: