Nhiều quả núi là các gốc cây khổng lồ hóa thạch?
Các nhà địa chất học cho rằng núi được hình thành do sự di chuyển của các mảng thạch quyển, hoặc là chuyển động tạo núi hoặc chuyển động trồi do nén ép địa chất. Nhưng rất có thể, nhiều quả núi là các gốc cây khổng lồ hóa thạch tạo thành.
Núi Tháp Quỷ
Núi Tháp Quỷ (Devils Tower) ở tiểu bang Wyoming, Hoa Kỳ là điểm đến nổi tiếng trên thế giới. Núi Tháp quỷ có đỉnh núi cao 264m so với chân núi, phần chân núi có đường kính 305m. Đỉnh núi là một mặt phẳng lớn có đường kính 85m. Ngọn núi là đài tưởng niệm quốc gia đầu tiên của Hoa Kỳ, được đính thân Tổng thống Roosevelt chỉ định.
Núi Tháp quỷ được tạo ra bởi hàng vạn cột đá hình lục giác hoặc các đa giác, mỗi cạnh rộng đến 6m và cao tới hàng trăm mét từ suốt mặt đất đến đỉnh núi. Vật liệu tạo ra núi Tháp quỷ là đá núi lửa có màu xám đậm hoặc xám lục.
Các nhà địa chất học cho rằng ngọn núi này được tạo ra bởi sự phun trào magma từ hàng triệu năm trước. Tuy nhiên, rất ít người tin rằng nó là sản phẩm của việc phun trào núi lửa vì theo hình dạng của quả núi thì magma chỉ phun trào theo hướng lên phía không trung, không chảy xuống phía dưới chân núi và dừng lại đột ngột ở độ cao tương đồng, điều này là không xảy ra trong thực tế.
Truyền thuyết hình thành núi Tháp quỷ cho rằng một con gấu đã tìm cách trèo lên núi để ăn thịt các cô gái nên để lại vết cào dọc theo thân núi. Nhưng điều này không logic vì các cột đá hình lục giác xuất hiện ở cả ở tâm của ngọn núi.
Núi Tháp quỷ là gốc còn xót lại của một thân cây khổng lồ?
Các nhà thực vật học đều biết rằng các loại cây trồng như cây bông vải, cây gai, cây đay, cây lanh… được con người trồng và chăm sóc để khai thác sợi đều có các sợi thực vật chạy suốt thân cây từ rễ cây lên đến tận ngọn. Các sợi này hầu hết đều có hình lục giác bởi vì hình lục giác có chu vi nhỏ nhất trong số các hình có cùng diện tích, nhờ vậy mà có hiệu quả sử dụng nguyên liệu tốt nhất.
Điều này gợi ý cho ta thấy núi Tháp quỷ giống như một gốc cây còn xót lại của một cái cây lấy sợi khổng lồ bị cưa mất phần thân, chỉ để lại gốc.
Cứ giả thiết rằng ngọn núi này thực sự là gốc của một thân cây khổng lồ, nếu ta sử dụng công thức đường kính thân cây bằng khoảng 1/20 chiều cao của cây thì cái cây khổng lồ đó sẽ cao khoảng 1.700 mét. Điều này nghe có vẻ điên rồ. Nhưng… cũng không hẳn vậy nếu chúng ta xem xét các ngọn “núi mặt bàn” trên thế giới.
Các ngọn “núi mặt bàn”
Trong địa lý học, danh từ “mesa” – núi mặt bàn – là để chỉ những độ cao , sườn núi hoặc ngọn đồi biệt lập, có đỉnh bằng phẳng , được bao bọc từ mọi phía bởi các vách đá dựng đứng và đứng rõ ràng trên một đồng bằng xung quanh. Trên thế giới, có hàng trăm thậm chí ngàn mesa như vậy:
Ngọn núi Bàn (Table mountain) ở Cape Town, Cộng hòa Nam Phi. Núi có độ cao 1.068m so với mực nước biển và được đưa vào làm biểu tượng trong lá cờ của Cape Town. Phần đỉnh núi bằng phẳng của nó rộng hơn 3km2.
Theo ước tính, có trên 115 ngọn núi mặt bàn (mesa) trong dãy núi Tepui, cao nguyên Guayana thuộc Nam Mỹ. Phần lớn dãy Tepui nằm trên lãnh thổ Venezuela. Trong đó đỉnh nổi tiếng nhất có tên là Roraima sở hữu độ cao 2.810m, với diện tích khoảng hơn 30km2, được khám phá từ năm 1884.
Ngoài ra, còn có hàng trăm các mesa trên toàn thế giới.
Núi mặt bàn là các gốc cây hóa thạch khổng lồ?
Nếu chúng ta so sánh, sẽ thấy sự giống nhau đến kỳ lạ giữa các gốc cây bị cưa cụt và các ngọn núi mặt bàn (mesa).
Đặc biệt, ngọn núi mặt bàn Jugurtha ở Tunisia còn hiện rõ các vòng kỳ lạ giống như vòng tuổi của của một thân cây.
“Gốc cây” Jugurtha này có đường kính lớn nhất là 2,5 dặm, tương đương 4km. Vậy chiều cao của “thân cây” khổng lồ này có thể là 80km trong quá khứ. Thật là điều không thể tưởng tượng nổi.
Câu chuyện cổ tích của nước Anh “Jack và cây đậu thần” kể rằng cây đậu thần của Jack đã mọc từ mặt đất và vươn đến tận trời xanh, nơi cư ngụ của những người khổng lồ. Cậu bé Jack sau khi ăn trộm nhiều thứ của người khổng lồ đã bị phát hiện. Cậu tụt trên cây đậu để trở lại mặt đất và chặt đứt gốc của cây đậu để ngăn người khổng lồ leo xuống.
Liệu những ngọn núi mặt bàn (mesa) trên trái đất có phải là phần còn lại của những thân cây khổng lồ bj cưa cụt giống như cây đậu thần của Jack hay không?
Chúng ta hãy đến thăm Vườn quốc gia rừng hóa thạch (Petrified Forest National Park) tại Arizona, Hoa Kỳ, nơi có hàng ngàn thân cây hóa thạch được tìm thấy.
Theo ước tính của các nhà khoa học, các thân cây hóa thạch ở Vườn quốc gia rừng hóa thạch này đã có tuổi đời khoảng 225 triệu năm. Ta sẽ thấy đá của các thân cây hoá thạch trông không khác gì đá của các ngọn núi mà chúng ta vẫn thường thấy.
Vậy giả thiết các ngọn núi mặt bàn là các gốc cây hóa thạch khổng lồ có logic hay không? Ai đã trồng và cưa cụt những cái cây khổng lồ này? Ý kiến của bạn là gì?
Thiện Tâm tổng hợp
Xem thêm: