Những phát minh có niên đại đến hàng tỷ năm
- Phan Anh
- •
Nhiều bằng chứng khảo cổ cho thấy các nền văn minh tiền sử có niên đại đến hàng tỷ năm đã phát triển không kém gì văn minh hiện đại của chúng ta, thậm chí còn tiên tiến hơn. Các bằng chứng này có thể thay đổi những gì mà giới khoa học tin là hoàn toàn đúng đắn. Thực ra, đây cũng không phải lần đầu tiên mà lịch sử chứng minh rằng “khoa học” đã sai trong rất nhiều trường hợp.
Một luận thuyết mới sẽ tạo ra nhiều tranh cãi. Các phát hiện sau đây cũng vậy, nhưng một số nhà khoa học vẫn giữ nguyên quan điểm của mình. Họ có những bằng chứng không thể chối cãi rằng từ hàng triệu, thậm chí hàng tỷ năm trước, con người đã bước đi trên mặt đất với kiến thức và văn hóa chẳng kém gì con người ngày nay.
1. Lò phản ứng hạt nhân niên đại 1,8 tỷ năm tuổi
Năm 1972, một nhà máy của Pháp đã nhập khẩu quặng uranium từ Oklo, thuộc Cộng hòa Gabon. Thật ngạc nhiên, họ phát hiện rằng quặng uranium này đã bị chiết luyện.
Họ khám phá ra rằng địa điểm của mẫu quặng là một lò phản ứng hạt nhân cỡ lớn rất tiên tiến, đã tồn tại từ 1,8 tỷ năm trước và hoạt động được 500.000 năm.
Các nhà khoa học đã tập hợp để điều tra, với nhiều cách giải thích, rằng nó thật kỳ diệu, nhưng là một hiện tượng tự nhiên.
Tiến sĩ Glenn T. Seaborg, nguyên Chủ tịch Ủy ban Năng lượng Nguyên tử Mỹ, và là người đoạt giải Nobel nhờ công trình nghiên cứu về các nguyên tố nặng, đã giải thích vì sao nó chắc chắn không phải là hiện tượng tự nhiên, và do đó, phải là một lò phản ứng hạt nhân nhân tạo.
Để uranium được “đốt” trong lò phản ứng, cần phải có các điều kiện rất chính xác. Nước phải là cực kỳ thuần khiết, thuần khiết hơn bất kỳ thứ nước nào tồn tại tự nhiên trên hành tinh này.
Chất U-235 là cần thiết để phản ứng phân rã hạt nhân xảy ra. Nó là một trong những chất đồng vị được tìm thấy tự nhiên trong uranium.
Một vài chuyên gia trong lĩnh vực kỹ thuật hạt nhân đã nói rằng uranium ở Oklo không đủ giàu U-235 để phản ứng xảy ra một cách tự nhiên.
Ngoài ra, dường như lò phản ứng ở Oklo là tiên tiến hơn bất cứ thứ gì được chúng ta xây dựng hiện nay. Nó có chiều dài lên tới vài km và tác động nhiệt của nó đến môi trường chỉ giới hạn trong 40m ở tất cả các mặt. Chất thải phóng xạ vẫn được bao bọc bởi các yếu tố địa lý bên ngoài và không vượt ra ngoài khu mỏ. Vậy là gần 2 tỷ năm về trước đã có thể tồn tại một nền văn minh tiên tiến hơn chúng ta hiện nay!
2. Hòn đá ở Peru khắc kính viễn vọng cổ đại và quần áo hiện đại
Người ta nghĩ rằng Galileo Galilei đã phát minh ra kính viễn vọng vào năm 1609. Thế nhưng một hòn đá được chạm trổ từ niên đại 65 triệu năm trước lại khắc họa một người cầm kính viễn vọng đang quan sát các vì sao.
Có khoảng 10.000 hòn đá đã được đặt trong Bảo tàng Cabrera ở Ica, Peru, trưng bày những con người tiền sử đội mũ, mặc áo, và đi giày. Các hòn đá khắc họa những cảnh tượng giống như cấy ghép nội tạng, mổ đẻ và truyền máu – cùng một vài cuộc chạm trán với khủng long.
Khi một số người nói những hòn đá là giả, thì Tiến sĩ Dennis Swift, nhà nghiên cứu khảo cổ học thuộc Đại học New Mexico, lại soạn ra một cuốn sách tên là “Bí mật về những hòn đá Ica và hình vẽ Nazca”, trong đó nêu bằng chứng rằng những hòn đá đã có niên đại từ thời tiền Columbus.
Ông Swift cho rằng một trong những lý do khiến các hòn đá bị coi là giả vào những năm 1960, là bởi vì vào thời đó, người ta tin rằng những con khủng long kéo lê đuôi khi bước đi, trong khi đó các hòn đá lại khắc khủng long vểnh đuôi lên, và do đó bị cho là thiếu chính xác.
Tuy nhiên, các nghiên cứu sau này lại tuyên bố rằng khủng long rất có thể là vểnh đuôi lên khi bước đi, giống các bức vẽ trên những hòn đá.
3. Nền văn hóa tiên tiến trên các bức vẽ trong hang
Những chiếc hang ở La Marche, miền Trung Tây nước Pháp bảo tồn các bức tranh có niên đại 14.000 năm tuổi vẽ những người để tóc ngắn, nuôi râu chải chuốt, mặc quần áo được may, cưỡi trên lưng ngựa, và thậm chí diện các bộ đồ kiểu hiện đại.
Người ta vẫn tưởng tượng rằng vào thời đó, người tiền sử chỉ khoác những mảnh áo che thân bằng da thú.
Các bức họa đã được xác nhận là có thật vào năm 2002. Những nhà điều tra, chẳng hạn như ông Michael Rappenglueck thuộc trường Đại học Munich, nhấn mạnh rằng các di chỉ quan trọng này đơn giản là đã bị khoa học hiện đại bỏ quên.
Ông Rappenglueck đã nghiên cứu kiến thức thiên văn học tiến bộ của những người thời đại đồ đá cũ. Ông viết: “Trong một vài năm, nó đã được đưa cho các kênh thông tin lớn hơn (dưới hình thức văn bản in, tài liệu nghe nhìn, truyền thông điện tử và các chương trình thiên văn) để tăng thêm nhận thức về thiên văn học (cũng như toán học và khoa học) trong thời đại đồ đá cũ.”
Một số viên đá trong hang La Marche đang được trưng bày ở Bảo tàng Nhân loại tại Paris, nhưng các bức vẽ khắc họa người tiền sử với văn hóa tiên tiến lại không thấy được trưng bày.
Khi những bức tranh từ hơn 30.000 năm trước lần đầu tiên được phát hiện trong các hang ở Châu Âu vào thế kỷ 19, chúng đã thách thức sự hiểu biết của công chúng đối với văn minh tiền sử. Một trong những người chỉ trích gay gắt nhất phát hiện này, ông Emile Cartailhac, sau này lại trở thành người đi đầu trong việc chứng minh các bức vẽ là có thật và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của chúng. Ông hiện được coi là cha đẻ sáng lập khoa nghiên cứu về nghệ thuật trong hang.
Những bức vẽ đầu tiên đã được khám phá bởi ông Don Marcelino Sanz de Sautuola, một nhà quý tộc Tây Ban Nha, và con gái ông, Maria, vào năm 1879 trong hang Altamira. Chúng cho thấy sự tinh tế bất ngờ.
Phát hiện này đã bị lãng quên, mãi cho tới đầu thế kỷ 20, khi ông Cartailhac công bố một nghiên cứu về các bức tranh trong hang.
Phan Anh (tổng hợp)
Xem thêm:
Từ khóa văn hóa thiên văn nền văn minh cổ lò phản ứng hạt nhân