Triệu phú người Úc: Tu chính án thứ nhất có thể “hạ gục” các Big Tech
- Phan Anh
- •
Ông Steve Baxter, nhà đầu tư công nghệ nổi tiếng, đồng thời là ngôi sao trong loạt chương trình truyền hình “Shark Tank” của Úc đã chỉ trích những Big Tech (hãng công nghệ lớn) của Mỹ vì đã đình chỉ ứng dụng mạng xã hội Parler cũng như các tài khoản của Tổng thống Donald Trump.
“Đây là một điều khá ảm đạm khi nền tảng Parler đang bị những gã công nghệ khổng lồ quy trách nhiệm về các hành động của người dùng,” doanh nhân công nghệ cho biết trên tờ The Epoch Times.
“Tất cả những sáng tạo tuyệt vời này (ám chỉ các ứng dụng truyền thông xã hội) đến từ Tu chính án thứ nhất của Hiến pháp Mỹ, bao gồm cả quyền tự do ngôn luận,” ông cho hay.
“Mỹ là một cường quốc về những quyền tự do của con người. Những cá nhân được hưởng lợi ích từ quyền tự do ngôn luận sẵn sàng ‘thiêu rụi’ những Big Tech đó, vậy có cần phải suy nghĩ nhiều về việc đó hay không?,” ông nói thêm.
Ông Baxter, người gây dựng nên khối tài sản 300 triệu USD vào năm 2005 với việc bán công ty PIPE Networks của mình, đã mô tả các sự kiện xảy ra trên thế giới trong vài tháng qua là “một sự trượt dốc xuống Địa ngục.”
“Mọi phần kết thúc của các sự việc đều dẫn đến những hậu quả khôn lường,” ông cho biết. “Chúng ta đã nói điều đó trong một thời gian rồi, về các hình thức hạn chế quyền tự do này. Trước tiên là trong học thuật tự do, sau đó đến cuộc sống của con người và bây giờ là các hạn chế do COVID-19…”
Công ty của ông Baxter có trụ sở tại Brisbane, nơi vừa mới phát lệnh phong tỏa toàn thành phố 3 ngày trước để hạn chế sự lây lan từ một ca nhiễm chủng COVID-19 đột biến mới của Anh.
Hôm 8/1 vừa qua, Twitter đã xóa vĩnh viễn tài khoản của Tổng thống Mỹ Donald Trump, trong đó cáo buộc ông đã vi phạm “Chính sách thúc đẩy bạo lực”. Động thái này được đưa ra ngay sau khi tình trạng bạo loạn diễn ra tại Điện Capitol vào ngày 6/1.
Sau đó, Facebook, Instagram và Snapchat cũng đình chỉ tài khoản của Tổng thống Trump khỏi nền tảng của họ trong thời gian ngắn .
Các hành động trên đã vấp phải sự chỉ trích đến từ các đảng viên Cộng hòa hàng đầu như: Ngoại trưởng Mike Pompeo và cựu Đại sứ Liên hợp quốc Nikki Haley – người đã ví động thái này giống như những gì mà Đảng Cộng sản Trung Quốc đã và sẽ làm.
Phó Thủ tướng Australia Michael McCormack đã chỉ trích Twitter khi nói rằng có một sự đàn áp kép đang diễn ra.
“Có rất nhiều người đã nói và làm rất nhiều điều trên Twitter trước đây nhưng họ không hề nhận được sự lên án hay kiểm duyệt nào trên thực tế,” ông cho biết trên tờ ABC Radio hôm thứ 11/1.
Đáng chú ý nhất là bài đăng trên Twitter mang tính khiêu khích của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Khiên (Zhao Lijian), trong đó nói về hình ảnh một người lính Úc đang mỉm cười khi giết một đứa trẻ Afghanistan, vẫn được ghim trên trang đầu twitter của anh ta. Bài đăng này đã gây ra sự phẫn nộ ở Úc và quốc tế.
Shocked by murder of Afghan civilians & prisoners by Australian soldiers. We strongly condemn such acts, &call for holding them accountable. pic.twitter.com/GYOaucoL5D
— Lijian Zhao 赵立坚 (@zlj517) November 30, 2020
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng McCormack thừa nhận rằng với tư cách là một công ty tư nhân, Twitter có quyền kiểm duyệt và đóng các tài khoản trên nền tảng công ty của họ.
Tổng thống Trump đã cố gắng loại bỏ Điều 230 của Đạo luật về Chuẩn mực Truyền thông năm 1996, trong đó cho phép những Big Tech kiểm duyệt nội dung trên nền tảng của họ mà không bị xử lý. Tuy nhiên, Quốc hội Mỹ đã không thể thông qua điều này.
Sau khi các tài khoản mạng xã hội của Trump bị xóa, đối thủ của Twitter, mạng xã hội Parler, đã nổi lên một cách nhanh chóng và trở thành ứng dụng được tải xuống nhiều nhất trên kho ứng dụng Apple Store.
Các Big Tech như Google, Apple và Amazon sau đó đã cáo buộc Parler không kiểm duyệt tốt nội dung trên nền tảng của mình và đã tạm ngừng việc cung cấp dịch vụ cho ứng dụng này. Trên thực tế, Parler đã phát triển một lượng lớn người dùng theo chủ nghĩa tự do hoặc bảo thủ cổ điển.
Phó thủ lĩnh phe đối lập Kristina Kenneally đã ca ngợi việc đình chỉ Parler và thúc ép Thủ tướng Scott Morrison ủng hộ động thái này, đồng thời ngăn cản các cơ quan chính phủ sử dụng những nhà cung cấp dịch vụ Internet liên kết với ứng dụng này, theo nội dung bài đăng trên Twitter.
Amazon Web Services suspends Parler.@ScottMorrisonMP Govt should use its customer power to make clear that it will not use internet hosting/cloud providers that host services like Parler that allow people to incite violence & plan terrorist attacks.https://t.co/a2aKiBsHda
— Kristina Keneally (@KKeneally) January 10, 2021
Ngoài ra, bà còn kêu gọi Thủ tướng Morrison chỉ trích các Thành viên Tự do của Nghị viện là Craig Kelly và George Christensen vì đã công bố “quan điểm nguy hiểm” về giá trị của hydrochloroquine và các báo cáo về gian lận bầu cử ở Mỹ.
And it’s now time for @ScottMorrisonMP to deal with the dangerous and extreme views from his own MPs, @CraigKellyMP & George Christensen MP – and it’s well & truly time for the PM to order Christensen off Parler.
— Kristina Keneally (@KKeneally) January 10, 2021
Lãnh đạo đối lập Anthony Albanese cũng hoan nghênh động thái xóa bỏ tài khoản của Tổng thống Trump trên Twitter.
Ông Baxter đã cảnh báo rằng việc kiểm duyệt là biểu hiện của một sự xuống dốc về tự do thông tin.
“Cuộc tranh cãi lớn tiếp theo là khi các phương tiện truyền thông được cho là ‘hình thức an toàn’ khác cũng bắt đầu hùa theo và tạm dừng cung cấp dịch vụ cho Parler. Những người đang ăn mừng bây giờ sẽ nhận ra đám đông tồi tệ như thế nào,” ông cho biết. “Đám đông luôn tự làm hại họ. Không còn nghi ngờ gì về điều này nữa.”
“Tổn thất do kiểm duyệt là bao nhiêu, nếu so với tổn thất về thông tin mà người dùng không được biết đến? Chắc chắn là tệ hơn những từ ngữ khó chịu mà mọi người có thể bỏ qua một cách thoải mái,” ông Baxter cho biết thêm.
Theo The Epoch Times,
Phan Anh
Xem thêm:
Từ khóa Donald Trump Dòng sự kiện Big Tech Big Tech kiểm duyệt