Doanh nghiệp Đức phạm sai lầm nghiêm trọng khi cố chấp đặt cược tại Trung Quốc – Stern
- Theo RFI
- •
Một bài bình luận từ tuần báo Stern của Đức chỉ ra, hầu như tất cả các nước công nghiệp phát triển đều đang giảm đầu tư trực tiếp vào Trung Quốc, việc nhiều doanh nghiệp Đức vẫn tiếp tục đặt cược tại Trung Quốc là sai lầm nghiêm trọng.
Bài bình luận chỉ ra chiến lược “Sản xuất tại Trung Quốc cho Trung Quốc” – một công thức rất hấp dẫn được hầu hết các ngành công nghiệp Đức áp dụng. Đây là lý do tại sao đầu tư trực tiếp của Đức vào Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng đáng kể, trong khi hầu hết các nước công nghiệp phát triển khác đều chậm lại. Trong nửa đầu năm nay, đầu tư trực tiếp của các công ty Đức vào Trung Quốc là 7,3 tỷ euro, sau này rất có thể sẽ tiếp tục tăng trưởng,
Bất chấp mọi lo ngại chính trị dưới thời Tập Cận Bình, các công ty Đức vẫn phụ thuộc vào Trung Quốc và hy vọng sẽ giảm thiểu rủi ro thông qua phương án của riêng họ: thứ nhất là cho rằng vai trò của Trung Quốc trong chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ giảm, nhưng đồng thời sản lượng của thị trường Trung Quốc sẽ tăng lên; thứ hai dựa trên hy vọng nhu cầu của Trung Quốc sẽ phục hồi mạnh và người Đức sẽ được hưởng lợi đặc biệt từ điều này. Nhưng tình hình nhu cầu tiêu dùng suy yếu hiện nay của Trung Quốc ngày càng kéo dài, khiến hy vọng đó của người Đức càng mong manh – và chiến lược ban đầu nhằm giảm thiểu rủi ro giờ đây đã trở thành một đặt cược rủi ro cao. Bởi vì ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, vấn đề cạnh tranh không được thực hiện như trong điều kiện tư bản bình thường. Bộ phận kế hoạch trung ương của Bắc Kinh ngày càng tập trung ưu ái công ty nước họ. Cho dù khi cạnh tranh có thể phát triển tự do ở một mức độ nào đó, các công ty nội đia Trung Quốc có thể được hưởng lợi từ hàng ngàn manh mối kết nối họ với các cơ quan nhà nước và đảng chính trị, đảm bảo họ có được lợi thế thông tin to lớn trong những điều kiện rất khó hiểu.
Ngành công nghiệp Đức đã không đánh giá đúng những rủi ro của một cuộc khủng hoảng lớn ở Trung Quốc. Các nhà sản xuất ô tô Đức, đặc biệt là các công ty hóa chất, đang gặp nguy hiểm ở Trung Quốc. Để đối phó với tình trạng doanh số bán hàng bị đình trệ hoặc thậm chí giảm, họ đã tăng cường đầu tư – đặc biệt là vào các trung tâm nghiên cứu và phát triển tại địa phương Trung Quốc, cách này tự nhiên làm tăng chảy máu chất xám và dòng chảy của công nghệ Đức, những khoản đầu tư này không làm tăng vị thế cạnh tranh của Đức mà còn gây suy yếu hơn nữa.
Người Đức một lần nữa muốn thông minh hơn những nhóm người khác, họ đi theo con đường riêng – giống như họ đã làm về chính sách năng lượng trước cuộc chiến Nga – Ukraine. Họ không quan tâm đến chiến lược Trung Quốc mới của Chính phủ Đức, họ phản đối mạnh mẽ việc tách rời Trung Quốc, thậm chí họ không quan tâm đến lo ngại của Nhật Bản và Hàn Quốc – những bên hiểu Trung Quốc nhất vì sự gần gũi về địa lý.
Tất cả những điều này cuối cùng sẽ dẫn đến kết cục tồi tệ đối với người Đức, vì đại thể ngành công nghiệp Đức không lường được cuộc khủng hoảng lớn của Trung Quốc. Nếu phe diều hâu của Tổng thống đắc cửa Donald Trump phát động một cuộc chiến kinh tế quyết liệt chống lại Trung Quốc (có thể xảy ra bất cứ lúc nào), thì sẽ thấy liệu các công ty Đức có thể dựa vào cái gọi là chiến lược hoàn hảo của họ để tự cung tự cấp được ở Trung Quốc hay không?!
Có lẽ trong trường hợp đó, họ sẽ buộc phải lựa chọn giữa Mỹ và Trung Quốc.
Từ khóa Kinh tế Đức quan hệ Trung Quốc - Đức