Gần 1,07 triệu người thất nghiệp trong năm 2023
- Nguyễn Quân
- •
Ngoài gần 1,07 triệu người thất nghiệp trong độ tuổi lao động. Con số này được xác định đã giảm 14,6 nghìn người so với năm trước, theo công bố của Tổng cục Thống kê.
- Lao động thất nghiệp tăng, lao động phi chính thức chiếm tỷ trọng lớn
- TP.HCM: Số người nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp tăng gần 10%
Tại báo cáo Tình hình thị trường lao động Việt Nam năm 2023, Tổng cục Thống kê cho hay sau cao điểm “thất nghiệp” vào năm 2021, số người lao động thất nghiệp đang giảm dần.
Năm 2023, cả nước có gần 1,07 triệu người thất nghiệp trong độ tuổi lao động. Con số này được cho là đã giảm 363,2 nghìn người so với năm cao điểm 2021 và giảm 14,6 nghìn người so với năm liền trước 2022.
Số người thiếu việc làm trong độ tuổi lao động trong năm 2023 là 918,5 nghìn người, giảm 79,8 nghìn người so với năm 2022.
Tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động năm 2023 là 2,01%, giảm 0,2 điểm phần trăm so với năm trước. Tỷ lệ thiếu việc làm ở khu vực thành thị thấp hơn khu vực nông thôn (tương ứng là 1,61% và 2,26%).
Con số thất nghiệp tăng vọt trong năm 2021 được cho là do đại dịch COVID-19 (viêm phổi Vũ Hán) đã gây nên nhiều xáo trộn cho thị trường lao động, tập trung tại khu vực thành thị, với dẫn chứng là tỷ lệ thiếu việc làm ở khu vực thành thị cao hơn nông thôn (năm 2021, tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi ở khu vực thành thị là 3,33%, ở khu vực nông thôn là 2,96%, đảo chiều so với năm 2020 với tỷ lệ tương ứng lần lượt là 1,65% và 2,8%, năm 2019 lần lượt là 0,72% và 1,62%).
Theo Tổng cục Thống kê, kể từ năm 2022, thị trường lao động trở lại xu hướng được quan sát thường thấy như trước.
Tổng cộng có 906,6 nghìn người thiếu việc làm trong độ tuổi lao động ở quý 4/2023. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là khu vực có tỷ trọng thiếu việc làm cao nhất với 43,6% (tương đương với 394,9 nghìn người thiếu việc làm); tiếp theo là khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng 29,7% (tương đương 269,6 nghìn người); khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng thấp nhất với 26,7% (tương đương 242,1 nghìn người).
So với cùng kỳ năm trước, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản và khu vực dịch vụ có số lao động thiếu việc làm trong độ tuổi lao động giảm (giảm tương ứng là 23,7 và 30,1 nghìn người), trong khi đó khu vực công nghiệp và xây dựng tăng (tăng 62,2 nghìn người).
Theo đó, so với cùng kỳ năm trước, lao động làm việc trong khu vực công nghiệp và xây dựng vẫn bị thiếu việc nhiều nhất.
Số thanh niên (từ 15-24 tuổi) thất nghiệp năm 2023 là khoảng 437,3 nghìn người, chiếm 41,3% tổng số người thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên năm 2023 là 7,63%, giảm 0,15 điểm phần trăm so với năm trước. Trong đó, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên khu vực thành thị là 9,91%, tăng 0,09 điểm phần trăm so với năm trước.
Số lao động không sử dụng hết tiềm năng trong cả năm 2023 là 2,3 triệu người, tỷ lệ này được xác định là 4,3%.
Theo Thổng cục Thống kê, tỷ lệ lao động không sử dụng hết tiềm năng là chỉ tiêu tổng hợp cho biết mức độ “lệch pha” giữa cung và cầu lao động trên thị trường; phản ánh tình trạng dư cung về lao động. Trong điều kiện kinh tế phát triển bình thường, tỷ lệ lao động không sử dụng hết tiềm năng luôn tồn tại và thường tăng cao khi thị trường chịu các cú sốc về kinh tế – xã hội.
Tỷ lệ lao động không sử dụng hết tiềm năng của Việt Nam thường dao động ở mức 4%. Giai đoạn quý 1/2020 đến quý 2/2022, tỷ lệ này đạt mức cao kỷ lục là 10,4% vào quý 3/2021, sau đó giảm dần và duy trì tại mức 4,2%. Tại thời điểm quý 4/2023, tỷ lệ này là 4,2% (tương ứng hơn 2,2 triệu người).
Nguyễn Quân
Từ khóa Dòng sự kiện lao động thất nghiệp lao động thiếu việc làm lao động không sử dụng hết tiềm năng