Samsung trong đà suy giảm sản lượng, kinh tế Việt Nam tăng trưởng ra sao?
- Nguyên Hương
- •
Sản lượng bán điện thoại Samsung trên toàn cầu trong quý 4/2018 chỉ còn 70,4 triệu chiếc, mức thấp nhất trong suốt 6 năm. Chiếm xấp xỉ 25% tổng kim ngạch xuất khẩu, Samsung là nhân tố quan trọng thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam, đồng thời cũng là nhân tố có thể gây “sang chấn” cả nền kinh tế nếu tập đoàn này xảy ra vấn đề.
Sản lượng bán điện thoại Samsung đang ở mức thấp nhất trong 6 năm
Năm 2016, chiếc điện thoại bốc hoả Galaxy Note 7 đã khiến kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt nam điêu đứng trong một giai đoạn. Khi đó, kim ngạch xuất nhập khẩu của Samsung chưa tới 20% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước. Hiện nay, chiếm xấp xỉ 25% tổng kim ngạch xuất khẩu, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Samsung tác động lớn tới vòng tuần hoàn kinh tế Việt.
Theo Statista, số lượng điện thoại Samsung bán ra trên toàn cầu vừa trải qua một năm giảm sút mạnh sau 2 năm lình xình không bứt phá. Xu hướng này của Samsung bắt đầu từ cuối năm 2017 và xuyên suốt cả năm 2018. Báo cáo từ hai hãng nghiên cứu thị trường IDC và Strategy Analytics đều chỉ ra doanh số smartphone Samsung giảm khoảng 13% trong quý 3/2018, sau khi giảm 10% quý 2, 2% quý 1 và 4% quý 4/2017.
Nguyên nhân được cho là Galaxy Note 9 và Galaxy S9 chưa đủ cạnh tranh trên phân khúc cao cấp. Còn đối với phân khúc trung, thấp cấp thì Samsung lại đang đánh mất thị phần về tay các đối thủ Trung Quốc, Ấn Độ. Ngược với đà trượt dốc của Samsung thì Huawei và Xaomi (Trung Quốc) lại giữ đà tăng trưởng cao liên tục tương ứng 32% và 20%, lần lượt vươn lên thành nhà sản xuất điện thoại lớn thứ 2, thứ 4 trên thế giới sau Apple.
Đây chắc chắn không là chuyện của riêng của nhà Samsung. Sự suy giảm sản lượng của tập đoàn này tác động trực diện tới nền kinh tế Việt Nam, bởi lẽ tập đoàn này đang đóng góp xấp xỉ 25% kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Con số xuất nhập khẩu của Việt Nam những tháng cuối năm cũng phản ánh xu hướng trên. Tổng kim ngạch nhập khẩu trong quý 4/2018 của nhóm hàng điện thoại và linh kiện mà Samsung chiếm tới 99% đã giảm 9,8% so với cùng kỳ năm trước. Sang đầu tháng 1/2019, con số nhập khẩu lại giảm tiếp 12% dừng ở mức 1,4 tỷ USD.
Ở đầu xuất khẩu, nhóm hàng điện thoại và linh kiện cũng có sự suy giảm tương ứng. Thị trường mà Samsung đang để tuột mất dường như tập trung ở Châu Âu nơi tổng kim ngạch xuất khẩu quý 4/2018 chỉ đạt 3,2 tỷ USD, trong đó điện thoại và linh kiện giảm tới 20,4% so với cùng kỳ năm trước. Sang tháng 1/2019, kim ngạch xuất khẩu điện thoại và linh kiện lại tiếp tục giảm 27,5%, nhóm điện tử máy tính và linh kiện điện tử cũng giảm 5%. Kết quả là sau nhiều tháng xuất siêu, Việt Nam đã bước sang chu kỳ nhập siêu với mức thâm hụt 800 triệu USD vào tháng đầu năm 2019.
Tăng trưởng trên con số – Chưa thay đổi thực tế
Tăng trưởng dựa vào một vài doanh nghiệp FDI, trong đó có Samsung là vấn đề nhiều chuyên gia kinh tế quan tâm.
Chuyên gia kinh tế – TS Bùi Trinh (Viện Nghiên cứu Phát triển Việt Nam) cho rằng, tăng trưởng khu vực công nghiệp chế biến, chế tạo cao, nhưng chủ yếu mức tăng này tới từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (đặc biệt là Samsung và Formosa). Công nghiệp vẫn mang tính gia công là chủ yếu.
“Những điều đó cho thấy thực tế nền kinh tế và người dân Việt Nam không được gì mấy, nhưng lại góp phần lớn vào GDP và chỉ có tác dụng làm đẹp con số. Đó là chưa nói tới một số chỉ tiêu thống kê của chúng ta đang không giống ai”, ông Trinh nói.
GS.TS Đặng Đình Đào – nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển (ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội) cho rằng, doanh nghiệp Việt vẫn rất yếu kém, vẫn gia công cho nước ngoài là chính, dựa trên nguyên liệu nhập khẩu. Và dù số liệu tốt, vẫn còn nhiều băn khoăn, lấn cấn, vì số liệu vậy nhưng cảm nhận từ thay đổi thực tế chưa nhiều.
TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cũng chỉ ra rằng, nếu như một nguyên nhân chính của việc suy giảm tăng trưởng được cho là bắt nguồn từ tính thời vụ trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu của Samsung thì điều này cho thấy một khuynh hướng ngày càng rõ nét về sự lệ thuộc của nền kinh tế Việt Nam vào một số ít tập đoàn đa quốc gia và ngành hàng chính.
Các chuyên gia lo ngại khu vực kinh tế trong nước đang ngày càng trở nên yếu thế so với khu vực có nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài. Tốc độ tăng trưởng kinh tế phụ thuộc nhiều vào khối doanh nghiệp FDI sẽ khiến nền kinh tế mất tự chủ và nội lực ngày càng trở nên suy yếu. Khi nền kinh tế thế giới có nhiều biến động, nhà đầu tư rút vốn thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển kinh tế cũng như tốc độ tăng trưởng của đất nước.
Tổ hợp Samsung Việt Nam – Samsung Việt Nam Complex có tổng số vốn đầu tư 17.363 tỷ USD, tổng số nhân lực 160.000 người. Tổ hợp có 8 đơn vị thành viên đặt tại Thái Nguyên, Bắc Ninh, Hà nội, TP.HCM, bao gồm:
|
Nguyên Hương
Xem thêm:
Từ khóa samsung GDP Tăng trưởng kinh tế FDI