Morgan Stanley “quyết toán” trước ngày lệnh chế tài doanh nghiệp TQ có hiệu lực
- Thành Dung
- •
Sau Lệnh hành pháp của Mỹ số 13959 được công bố ngày 12/11/2020, biện pháp chế tài do Văn phòng Kiểm soát Tài sản Nước ngoài (Office of Foreign Assets Control, OFAC) của Mỹ thực thi đối với doanh nghiệp quân đội Trung Quốc sẽ có hiệu lực từ ngày 11/1. Ngày 7/1, Công ty dịch vụ tài chính quốc tế Morgan Stanley đã thông báo cho các khách hàng bị ảnh hưởng bởi lệnh trừng phạt rằng họ sẽ ngừng giao dịch các sản phẩm tài chính như cổ phiếu và trái phiếu đối với các công ty bị trừng phạt.
Thông báo qua email của công ty Morgan Stanley nêu rõ: “OFAC của Mỹ đã cung cấp tên và mã chứng khoán của tổ chức phát hành bị ảnh hưởng. Hiệp hội Thị trường Tài chính và Công nghiệp Chứng khoán (SIFMA) của Mỹ đã gửi danh sách tổ chức phát hành đính kèm.”
Thông báo của công ty Morgan Stanley cũng lưu ý rằng, do lệnh hành chính nêu trên nên công ty Morgan Stanley sẽ thực hiện các biện pháp kiểm soát trước những giao dịch thích hợp, có thể ảnh hưởng đến các hoạt động giao dịch của đối tác…
Theo Wikipedia, công ty Morgan Stanley là một công ty dịch vụ tài chính quốc tế được thành lập tại New York Mỹ, cung cấp các dịch vụ tài chính bao gồm chứng khoán, quản lý tài sản, sáp nhập và tổ chức lại doanh nghiệp, thẻ tín dụng. Hiện công ty Morgan Stanley có văn phòng đại diện tại hơn 1.300 thành phố của 42 quốc gia trên thế giới. Tháng 8/1995, công ty Morgan Stanley và Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc cùng thành lập Công ty Tài chính quốc tế Trung Quốc (China International Capital Corporation, CICC), đến năm 2010 mới rút toàn bộ 34,3% cổ phần khỏi CICC. Do đó, ở Trung Quốc Morgan Stanley là công ty tài chính quốc tế đầu tiên thành lập ngân hàng đầu tư liên doanh với một ngân hàng nhà nước Trung Quốc. Qua hình thức này, có thể Morgan Stanley đã cung cấp cho nhiều công ty Trung Quốc dịch vụ niêm yết ở nước ngoài thu về cả chục tỷ USD (Đô la Mỹ), bao gồm China Unicom, Sinopec và China Telecom…
Bối cảnh từ chiến lược tích hợp quân sự-dân sự của ĐCSTQ
Là một phần của một loạt các hành động sâu rộng được thực hiện trong năm qua nhằm chống lại chương trình của ĐCSTQ về tích hợp quân sự-dân sự, ngày 12/11/2020 TT. Trump đã ban hành lệnh hành pháp mới (EO 13959), có tên “Giải quyết Mối đe dọa do đầu tư chứng khoán trợ giúp doanh nghiệp quân sự của ĐCSTQ”. Lệnh này nhằm chống lại chiến lược tích hợp quân sự-dân sự của ĐCSTQ thông qua việc ép buộc các doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc hỗ trợ cho các hoạt động tình báo và quân sự của ĐCSTQ nhằm phát triển công nghiệp quân sự.
Lệnh hành pháp nhấn mạnh: “Để đạt được lợi thế quân sự, [ĐCSTQ] không chỉ thực hiện chiến lược này thông qua các nỗ lực nghiên cứu và phát triển của riêng họ, mà còn thông qua việc mua lại và chuyển giao, bao gồm cả việc đánh cắp công nghệ hàng đầu thế giới”.
Hồi năm ngoái đã có quan chức cấp cao Chính phủ Mỹ tuyên bố rằng chiến lược tích hợp quân sự-dân sự của ĐCSTQ “là một trong những mối đe dọa an ninh quốc gia cấp bách nhất đối với Mỹ.
Trọng tâm của lệnh cấm
Cấm người Mỹ tham gia vào bất kỳ giao dịch nào trong các lĩnh vực sau:
Chứng khoán giao dịch công khai của doanh nghiệp quân đội Trung Quốc;
Bất kỳ chứng khoán nào có nguồn gốc từ chứng khoán giao dịch công khai của doanh nghiệp quân đội Trung Quốc;
Bất kỳ chứng khoán nào có khả năng tiếp xúc đầu tư với chứng khoán giao dịch công khai của doanh nghiệp quân đội Trung Quốc.
Các công cụ tài chính bị ảnh hưởng bao gồm nợ và cổ phiếu.
Trong hướng dẫn được OFAC của Mỹ ban hành ngày 28/12/2020 đã nêu những trường hợp về công cụ tài chính “có nguồn gốc hoặc khả năng tiếp xúc đầu tư đối với chứng khoán giao dịch công khai”.
Trong một thông cáo báo chí ngày 28/12/2020 Ngoại trưởng Mike Pompeo cho biết rằng những hành động này “để [đảm bảo] hoạt động huy động vốn tại Mỹ sẽ không thúc đẩy sự phát triển và hiện đại hóa trong hoạt động quân sự, tình báo và an ninh của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (ĐCSTQ).”
Ông Pompeo nhấn mạnh hướng dẫn do OFAC ban hành ngày 28/12/2020 đã xác nhận phạm vi rộng rãi của lệnh hành pháp, nhằm mục đích “loại bỏ các phương tiện trực tiếp, gián tiếp hoặc thụ động khác cho các nhà đầu tư Mỹ hỗ trợ các doanh nghiệp quân sự của ĐCSTQ”. Những phương tiện bao gồm quỹ giáo dục, quỹ giao dịch hối đoái, quỹ mạo hiểm, vốn cổ phần tư nhân, ủy thác đầu tư bất động sản, hàng hóa, quyên góp, quỹ dưỡng lão; hoặc bất kỳ quỹ đầu tư nào khác gồm trái phiếu, khoản vay, hạn ngạch cho thuê, nợ hoặc chỉ số cổ phần; các chứng khoán của các doanh nghiệp quân sự Trung Quốc hoặc các công ty con của nó nằm trong danh sách công bố của chính phủ Mỹ.
Danh sách doanh nghiệp quân sự của ĐCSTQ được liệt kê trong lệnh hành pháp của Chính phủ Mỹ
Tập đoàn hàng không Trung Quốc (AECC).
Tổng công ty Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (AVIC).
Viện Công nghệ Tên lửa tải vận Trung Quốc (CALT).
Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ Trung Quốc (CASC).
Tổng công ty Công nghiệp và Khoa học Hàng không Vũ trụ Trung Quốc (CASIC).
Tập đoàn xây dựng truyền thông Trung Quốc (CCCG).
Tập đoàn Công nghiệp Thông tin Điện tử Trung Quốc (CEC).
Tập đoàn Công nghệ Điện tử Trung Quốc (CETC).
Thông tin di động Trung Quốc (China Mobile).
Tập đoàn Hóa chất Quốc gia Trung Quốc (ChemChina).
Tập đoàn Kỹ thuật Hóa học Trung Quốc (CNCEC).
Tập đoàn Hạt nhân quốc gia Trung Quốc (CNNC).
Tập đoàn xây dựng kỹ thuật hạt nhân Trung Quốc (CNECC).
Tập đoàn Điện hạt nhân Tổng hợp Trung Quốc (CGN).
Tập đoàn Xây dựng Đường sắt Trung Quốc (CRCC).
Tập đoàn Công nghiệp đóng tàu Trung Quốc (CSIC).
Tập đoàn Trang bị vũ khí Trung Quốc (CSGC).
Vệ tinh Đông Phương Hồng (Dongfanghong) Trung Quốc (China Spacesat).
Tập đoàn xây dựng Trung Quốc (CSCEC).
Tập đoàn đóng tàu Trung Quốc (CSSC).
Viễn thông Trung Quốc (China Telecom).
Tập đoàn Tam Hiệp Trung Quốc (CTG).
Thông tin liên lạc Trung Quốc (China Unicom).
Tập đoàn sản xuất toa xe Trung Quốc (CRRC)
Công ty TNHH Công nghiệp Thông tin Sugon (Sugon).
Công ty sản xuất và cung cấp thiết bị giám sát video Hikvision Hàng Châu (Hikvision).
Tập đoàn Hoa Vi (Huawei).
Công ty công nghệ thông tin Inspur.
Tập đoàn công nghiệp vũ khí Trung Quốc (Norinco).
Tập đoàn Điện tử Panda.
Tập đoàn Sinochem.
Tập đoàn Công nghệ Xây dựng Trung Quốc (CCTC).
Tập đoàn Tư vấn Công trình Quốc tế Trung Quốc (CIECC).
Tập đoàn Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC).
Công ty Quốc tế Sản xuất Chất bán dẫn (SMIC).
Thành Dung, Vision Times tiếng Trung
Xem thêm:
Từ khóa Công ty Trung Quốc Morgan Stanley