Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump nói với các phóng viên hôm thứ Hai (7/7) rằng chính quyền của ông sắp hoàn tất thỏa thuận thương mại với Ấn Độ. 

54327769385 f0ac5aba23 k
Tổng thống Donald J. Trump tiếp đón Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại Nhà Trắng, vào thứ Năm, ngày 13 tháng 2 năm 2025. (Ảnh Joyce N. Boghosian/Nhà Trắng)

Chúng tôi đang làm tốt hơn bao giờ hết. Chúng tôi chưa bao giờ có những con số như thế này. Chúng tôi chưa bao giờ có khoản đầu tư như thế này“, ông Trump nói với các phóng viên hôm thứ Hai (7/7) trong cuộc gặp với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tại Nhà Trắng. 

Ông Trump cho biết chính quyền của ông có “hơn 90” đề xuất thương mại trên bàn.

Bây giờ chúng tôi đã đạt được thỏa thuận với Vương Quốc Anh. Chúng tôi đã đạt được thỏa thuận với Trung Quốc. Chúng tôi sắp đạt được thỏa thuận với Ấn Độ. Chúng tôi đã gặp những nước khác và chúng tôi không nghĩ rằng chúng tôi sẽ có thể đạt được thỏa thuận. Vì vậy, chúng tôi chỉ gửi cho họ một lá thư“, tổng thống Hoa Kỳ nói.

Theo ông Trump, “thư” mà ông nói ở trên sẽ trân trọng mời các quốc gia chưa đạt được thỏa thuận tiếp tục làm ăn với “quốc gia vĩ đại và thành công nhất từ trước đến nay“, miễn là họ sẵn sàng trả mức thuế quan cao hơn nhiều.

Chúng tôi đang gửi thư cho nhiều quốc gia khác nhau để thông báo cho họ biết họ phải trả bao nhiêu thuế quan. Một số quốc gia có thể sẽ điều chỉnh một chút, tùy thuộc vào lý do của họ“, ông Trump giải thích.

Chúng tôi sẽ không bất công về vấn đề này và thực tế thì đó chỉ là một phần nhỏ so với những gì chúng tôi đáng được nhận. Chúng tôi nên làm như vậy, chúng tôi có thể yêu cầu nhiều hơn nữa“, ông Trump cho biết thêm.

Hôm thứ Hai (7/7), Tổng thống Trump đã gửi thư tới 15 quốc gia để thông báo mức thuế quan mới, trong đó có Nhật Bản và Hàn Quốc. Chính quyền Trump sẽ tiếp tục gửi thư tới hàng chục quốc gia tiếp theo trong các ngày tới. Ông Trump nói rằng đây là hững quốc gia mà Hoa Kỳ “không thể đạt được thỏa thuận”. 

Các mức thuế quan mới dự kiến có hiệu lực vào ngày 1 tháng 8, vì vậy vẫn còn một chút thời gian để các quốc gia đó tránh được mức thuế cao hơn bằng cách thay đổi chính sách thương mại của họ. Nếu họ không đạt được thỏa thuận, 15 quốc gia đã nhận được thư sẽ phải đối mặt với mức thuế khá cao, từ 25% đến 40%. 

Chúng tôi sẽ rất bận rộn trong 72 giờ tới. Tổng thống Trump sẽ gửi thư cho một số đối tác thương mại của chúng tôi nói rằng nếu các vị không thúc đẩy mọi thứ, thì vào ngày 1 tháng 8, các vị sẽ quay trở lại mức thuế quan ngày 2 tháng 4, vì vậy tôi nghĩ chúng ta sẽ thấy rất nhiều thỏa thuận rất nhanh chóng“, Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Scott Bessent tuyên bố vào thứ Hai (7/7).

Nhóm đàm phán của Ấn Độ, đã trở về từ Washington vào thứ Sáu (4/7) sau một tuần họp với các đối tác Hoa Kỳ, được cho là đã tìm kiếm một “thỏa thuận thương mại nhỏ” đủ tốt để giữ mức thuế quan ở mức thấp thêm một chút nữa, cho đến khi các vấn đề tế nhị hơn có thể được giải quyết.

Ấn Độ — quốc gia đã áp dụng mức thuế 25% đối với xe chở khách, xe tải nhẹ và phụ tùng ô tô vào tháng Ba — đã viết một lá thư gửi Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào thứ Năm (3/7), trong đó tuyên bố rằng mức thuế của Tổng thống Trump vi phạm thỏa thuận thương mại năm 1994 là trọng tâm của WTO. 

Ấn Độ tính toán rằng mức thuế của Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng đến gần 2,9 tỷ USD giá trị hàng nhập khẩu vào Hoa Kỳ, với tổng số thuế là 723,75 triệu USD, do đó New Delhi sẽ áp đặt “một khoản thuế tương đương thu được từ các sản phẩm có nguồn gốc từ Hoa Kỳ“.

Trước đó, Ấn Độ đã thông báo với WTO rằng họ có kế hoạch áp dụng mức thuế trả đũa tương tự đối với thép và nhôm. Ngay cả khi đã chuẩn bị cho việc trả đũa, Ấn Độ vẫn là một trong những bên tham gia nhiệt tình nhất tại bàn đàm phán với chính quyền Trump.

Điều này có phần gây ngạc nhiên cho các nhà phân tích thương mại, bởi vì Ấn Độ theo truyền thống vẫn kiên định trong việc duy trì mức thuế quan cao của riêng mình trong khi Hoa Kỳ đã đáp trả bằng các mức thuế và quy định từng phần trong nhiều năm. Hợp tác giữa Ấn Độ và Hoa Kỳ về công nghệ và quốc phòng đã tăng đáng kể kể từ chính quyền Trump thứ nhất, nhưng thương mại vẫn là một điểm bế tắc cho đến nay.

New Delhi sẵn sàng đàm phán vì họ thấy một trò chơi địa kinh tế thậm chí còn lớn hơn: làm suy yếu vị thế của Trung Quốc với tư cách là trung tâm sản xuất hàng đầu và điểm đến cho đầu tư thông qua việc đảm bảo các chuỗi cung ứng quan trọng và đầu tư vào các công nghệ tiên tiến“, tờ The Diplomat đưa ra nhận định vào thứ Ba (8/7).

Thuế thép của Ấn Độ thu hút rất nhiều sự chú ý, nhưng nông nghiệp có thể là rào cản lớn hơn mà các nhà đàm phán từ Washington và New Delhi phải vượt qua. Gần một nửa lực lượng lao động Ấn Độ tham gia vào ngành nông nghiệp, vì vậy chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi sẽ phải đối mặt với sự chỉ trích gay gắt nếu họ không bảo họ lĩnh vực kinh tế này.

Một quan chức chính phủ Ấn Độ đã xác nhận với tờ Indian Express vào thứ Ba (8/7) rằng nông nghiệp thực sự là rào cản lớn nhất còn lại đối với một thỏa thuận thương mại lớn. Quan chức này cho biết, ít nhất là ở thời điểm hiện tại, Ấn Độ đã “theo đuổi lập trường kiên định về lĩnh vực này“.

Một con đường phía trước có thể bao gồm sự hợp tác lớn hơn giữa Hoa Kỳ và Ấn Độ về chuỗi cung ứng khoáng sản và dược phẩm, các ngành công nghiệp mà cả hai nước đều phụ thuộc một cách khó chịu vào Trung Quốc về nguyên liệu thô, cùng với lời hứa về đầu tư lớn hơn và chuyển giao nhiều công nghệ hơn từ Hoa Kỳ, đồng thời giải phóng New Delhi khỏi việc phải nhờ Bắc Kinh đầu tư công nghệ và vốn.