Độ tuổi 70, tỷ lệ tử vong ít hơn 60% ở người còn hơn 20 cái răng
- Thanh Xuân
- •
Một nghiên cứu của người Nhật Bản chỉ ra, số răng của người cao tuổi (trên 70) thường ít hơn 20 cái; theo nghiên cứu, trong thời gian 5 năm tỷ lệ tử vong ít hơn khoảng 60% ở những người có số răng còn hơn 20 cái. Giới nha khoa cho biết, răng giúp nhai kỹ, hấp thu dinh dưỡng, làm cho chất lượng sống tốt hơn.
Năm 2015, một nhóm nghiên cứu của Nhật Bản đã phân tích số răng của người già ở quận Niigata, họ phát hiện đối với người trên 70 tuổi, tỷ lệ tử vong trong 5 năm ở những người còn hơn 20 cái răng ít hơn 60% so với thành phần còn lại.
Giới chuyên gia lý giải, răng có liên quan đến hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể, số răng còn nhiều không chỉ cho thấy khả năng nhai tốt hơn, có thể ăn được nhiều thứ hơn, vì thế việc hấp thu dinh dưỡng dĩ nhiên tốt hơn; mặt khác, công năng của răng tốt thì chất lượng sống cũng tốt hơn, ví dụ mọi người trong gia đình cùng ăn thịt bò, kem… nếu răng không tốt thì nhai khó khăn, thậm chí không ăn được, vô tình cũng khiến người muốn ăn chịu áp lực tâm lý nhiều hơn.
Vì thế mà người Nhật Bản thúc đẩy nguyên tắc “8020”, nghĩa là hy vọng những người già 80 tuổi vẫn còn giữ được 20 cái răng, mục tiêu là có thể nhai được mực ướp của Nhật Bản.
Không chỉ số lượng răng quan trọng mà sức khỏe của răng cũng rất quan trọng, theo thông tin được công bố tại Hội thảo về Răng hàm mặt, do Hiệp hội Nha khoa Răng hàm mặt Việt Nam tổ chức tại Hà Nội: Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ mắc các bệnh về răng miệng rất cao: trên 60% trẻ em có viêm lợi, có cao răng; trên 90% người lớn có bệnh viêm lợi và viêm nha chu.
“Viêm lợi” không đồng nghĩa với “bệnh nha chu”, có thể vì răng không được chải sạch dẫn đến viêm lợi, chỉ cần chải sạch là có thể phục hồi bình thường, cũng có thể là bệnh nghiêm trọng như răng bị suy thoái, răng lung lay. Còn bệnh nha chu là một dạng nhiễm bệnh, khoang miệng mỗi người vốn luôn có vi khuẩn, nếu khi đánh răng không kỹ, bỏ qua những góc chết (nơi bàn chải khó chải vào), những chỗ này lâu ngày không được làm sạch, sẽ tích tụ chất dơ bẩn, tạo thành “bớt khuẩn răng”, sinh ra độc tố, trong quá trình hệ thống miễn dịch của cơ thể chống lại độc tố sẽ kéo theo hủy hoại xung quanh răng, tác động vào phần xương, lợi, làm răng bị lung lay
Trong 4 nhóm người dễ bị bệnh nha chu nhất: khoang miệng không sạch; người khả năng miễn dịch không tốt (như bị bệnh tiểu đường); người hút thuốc thời gian dài; gần đây nghiên cứu cũng phát hiện người có cuộc sống quá áp lực cũng khiến sức miễn dịch cơ thể suy yếu, làm vi khuẩn gây bệnh có cơ hội phát triển.
Triệu chứng thời kỳ đầu của bệnh nha chu gồm, răng bị sưng phù, ra máu, khoang miệng có mùi khác thường, nếu có những triệu chứng này thì cần phải lập tức đi chữa trị. Khi đánh răng nên chú ý vị trí tiếp giáp răng và thịt chân răng, chú ý tư thế bàn chải làm sao để lông bàn chải có thể chải được vào nướu răng.
Thanh Xuân
Xem thêm:
Từ khóa người cao tuổi sức khỏe răng miệng