Sau 50 tuổi, cơ thể sẽ bắt đầu suy nhược do các cơ quan nội tạng bị lão hóa, nên dễ mắc nhiều loại bệnh tật, trong đó có cao huyết áp, tiểu đường, bệnh tim mạch vành, ung thư, bệnh Alzheimer và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Tần suất mắc bệnh sẽ ngày càng thường xuyên, nên độ tuổi 50 còn được gọi là thời điểm quyết định trong cuộc đời. 

co the 1
50 tuổi là thời điểm quyết định của cuộc đời, nên độ tuổi này cần chú ý đến một số biểu hiện quan trọng của cơ thể và đừng bỏ qua những tín hiệu mà cơ thể gửi đến. (Ảnh: Ground Picture/ Shutterstock)

Khi bước sang tuổi 50, chúng ta nên chú ý đến một số biểu hiện quan trọng của cơ thể và đừng bỏ qua những tín hiệu mà cơ thể gửi đến, vì rất có thể đó là dấu hiệu của một căn bệnh sắp ập tới và có thể đe dọa tính mạng nếu tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn theo thời gian. 

Một khi mắc phải một hoặc nhiều căn bệnh này, tuổi thọ của bạn chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng. 50 tuổi là thời điểm quyết định của cuộc đời. Dù bạn là nam hay nữ, nếu có 5 đặc điểm này thì xin chúc mừng bạn sẽ trường thọ:

1. Não bộ

Sau 50 tuổi, nếu phản xạ của bạn vẫn nhạy bén, trí nhớ vẫn tốt, không bị chóng mặt, đau đầu hay suy nhược cơ thể bất thường thì cho thấy não của bạn vẫn ở trạng thái tốt.

Nếu đã bước sang tuổi 50 mà trí nhớ kém, khả năng phản ứng giảm sút đáng kể, thậm chí ngày càng trầm trọng hơn thì bạn nên cảnh giác với bệnh Alzheimer vào thời điểm này. 

Ngoài ra, sau 50 tuổi, nguy cơ mắc bệnh mạch máu não sẽ tăng lên rất nhiều, một khi đã mắc bệnh, người bệnh dễ bị chóng mặt, đau đầu và suy giảm khả năng vận động của tứ chi. Bệnh mạch máu não có tỷ lệ tử vong và tàn tật tương đối cao. Do đó, ở độ tuổi này bạn nên chú ý chăm sóc bộ não và giữ cho tinh thần vui vẻ, lạc quan, như vậy sẽ giúp cho bạn có thể sống khỏe mạnh và trường thọ hơn.

co the 3
Sau 50 tuổi nên chú ý chăm sóc bộ não và giữ cho tinh thần vui vẻ, lạc quan, như vậy sẽ giúp cho bạn có thể sống khỏe mạnh và trường thọ hơn. (Ảnh: meeboonstudio/ Shutterstock)

2. Phổi

Chúng ta không thể sống mà không thở một phút nào, vì vậy, phổi vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của chúng ta. Sau 50 tuổi, nếu bạn có thể thở nhẹ nhàng, không khó thở hay ho khan, ho đờm thì xin chúc mừng, chức năng phổi của bạn vẫn rất tốt. 

Nếu bạn đã đến tuổi 50 mà chưa đi được 2 bước hoặc khi thời tiết thay đổi liền cảm thấy khó thở, ho hay có đờm thì rõ ràng bạn nên cảnh giác với các bệnh về phổi. Nếu leo cầu thang và hơi thở rõ ràng, ổn định khi tập thể dục, điều đó có nghĩa là chức năng tim phổi của bạn vẫn khỏe mạnh.

3. Tim

Sau 50 tuổi, nếu trái tim còn tốt thì chắc chắn bạn đang có sức khỏe vô cùng tốt. Trái tim là trung tâm năng lượng của cơ thể con người, cung cấp máu cho toàn cơ thể, vì vậy nếu trái tim con người có vấn đề, rất dễ bị đau ngực và tức ngực. Nếu biết cách chủ động cải thiện lối sống và chế độ dinh dưỡng mỗi người có thể phòng ngừa và hạn chế đến 80% nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch.

Bạn có thể bắt đầu từ việc luyện thể dục thể thao đều đặn. Nếu không có thời gian tham gia vào một môn thể thao cụ thể thì cố gắng đi bộ 10.000 bước chân mỗi ngày. Hơn nữa, bạn cũng cần xây dựng lối sống lành mạnh và duy trì một chế độ dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của tim.

4. Giấc ngủ

Khi nhiều người đến tuổi 50, chất lượng giấc ngủ của họ đã rất kém, thậm chí đều dựa vào thuốc ngủ mới ngủ được, chất lượng giấc ngủ là yếu tố quan trọng quyết định tuổi thọ, nếu không ngủ đủ giấc thì khả năng miễn dịch của bạn sẽ kém đi. Vì vậy, duy trì chất lượng giấc ngủ tốt thì bạn mới có thể ngủ đủ giấc, khả năng miễn dịch của cơ thể cũng sẽ dần dần được cải thiện.

co the 2
Duy trì chất lượng giấc ngủ tốt thì bạn mới có thể ngủ đủ giấc, khả năng miễn dịch của cơ thể cũng sẽ dần dần được cải thiện. (Ảnh: Ground Picture/ Shutterstock)

5. Hệ tiêu hóa

Nếu hệ tiêu hóa của con người khỏe mạnh thì sẽ có cảm giác thèm ăn, khả năng tiêu hóa tương đối tốt, phân sẽ có xu hướng bình thường. Nếu hệ tiêu hóa không bình thường thì cảm giác thèm ăn sẽ kém đi, khả năng tiêu hóa cũng sẽ giảm sút, và phân sẽ trở nên bất thường. 

Nếu bạn đang khỏe mạnh, nhưng đột nhiên cảm thấy chán ăn và sụt cân trong một khoảng thời gian, đây thường có thể là dấu hiệu của một số bệnh như tiểu đường, ung thư, các vấn đề về dạ dày, trầm cảm, v.v. cần được quan tâm kịp thời.

6. Chân và bàn chân 

Khi con người già đi, đôi chân của chúng ta sẽ xấu đi trước tiên. Bởi vì ngoại trừ việc ngủ, đôi chân lúc nào cũng là cơ quan phải gánh chịu trọng tải của toàn bộ cơ thể, nếu không chú ý bảo dưỡng, chúng sẽ tự nhiên rơi vào tình trạng tổn thương và thoái hóa. Do đó, khi con người già đi, các chức năng khớp của họ bắt đầu xấu đi. Chân và bàn chân của nhiều người sẽ bị nhiều chứng bệnh, ảnh hưởng đến việc đi lại bình thường và làm trầm trọng thêm tình trạng thoái hóa ở chân và bàn chân. 

Còn nếu chân và bàn chân của chúng ta có thể di chuyển linh hoạt, tự do, điều đó có nghĩa là các cơ quan khác nhau trong cơ thể như khớp, cơ, tim, v.v., tương đối khỏe mạnh. Không tự nhiên mà chân được ví như “trái tim thứ hai” của cơ thể. Đây là nơi tập trung rất nhiều dây thần kinh và huyệt đạo vô cùng quan trọng, có liên quan mật thiết đến sức khỏe con người. Vì vậy, cần quan tâm và chăm sóc bộ phận này tốt hơn để duy trì được sức khỏe lâu dài ở tuổi xế chiều.