Bát nước lạnh của cụ già cứu sống một em bé phát bệnh cấp tính
- Ngọc Trúc
- •
Bài viết của một bác sĩ Trung Quốc.
Sự việc này xảy ra vào 6 năm trước, khi đó tôi vừa mới tốt nghiệp đại học y, tôi đến bệnh viện làm bác sĩ nội trú, bản thân tôi tự cho là mình đã nắm bắt hết mọi phương pháp trị bệnh cứu người.
Có một lần, trên xe lửa đến Nam Kinh, tôi đang buồn chán nhìn đông nhìn tây thì đột nhiên nghe thấy loa thông báo trong phòng trưởng tàu rằng có một em bé 2 tuổi đang sốt co giật, tình trạng vô cùng nguy hiểm, nếu trong toa hành khách có ai là bác sĩ thì xin mời đến phòng trưởng tàu hỗ trợ. Nghe xong tôi bật nhảy cả lên, nghĩ thầm: Cơ hội “nở mày nở mặt” mong chờ bao năm qua cuối cùng cũng đến rồi.
Tôi đẩy đám đông ra, mọi người đều tỏ ra rất bực mình, tôi hùng hồn nói một cách tự tin: “Vui lòng nhường đường, tôi là bác sĩ.”
Quả nhiên họ đều tránh ra, còn có người thì thầm sau lưng tôi: Nhìn cái cô này này, thì ra cũng là bác sĩ!
Cuối cùng tôi đã đến phòng trưởng tàu, nhìn thấy một em bé đang nằm trên sô pha, sắc mặt tái nhợt, người thì run rẩy, bố mẹ của em bé lo lắng không yên. Tôi lập tức bước đến sờ lên trán em bé, trán nóng ran, tôi biết nếu không xử lý ngay, có thể sẽ để lại di chứng.
Tôi hỏi: “Mọi người có túi chườm đá và thuốc tiêm hạ sốt không?”
Trưởng tàu bực dọc liếc tôi: “Có những thứ đó thì gọi bác sĩ làm gì?”
Tôi vừa nghe xong liền nổi nóng: “Ý ông là gì? Bác sĩ cũng đâu phải là thần tiên, vẫn phải dùng đến thuốc mà! Chẳng phải các ông có hộp cấp cứu sao?”
Người kia nói: “Trong hộp cấp cứu có thuốc cấp cứu ngưng tim.”
Tôi hết nói nổi: “Cái gì ông cũng không có, tôi cũng hết cách rồi!”
Mẹ của đứa bé như khẩn cầu nhìn tôi. Trong lòng tôi cũng lo lắng lắm, nhưng không có dụng cụ thì tôi làm gì được, tôi không khỏi thầm trách trên xe lửa bao nhiêu người mà ngay cả thuốc cơ bản cũng không chuẩn bị.
Lúc này, ở cửa toa có một cụ già ăn mặc quê mùa đi vào. Mấy người chúng tôi đều nhìn về phía ông ấy.
Mặc kệ ánh mắt của chúng tôi, ông ấy đi đến bên đứa bé, quan sát và sờ sờ đứa bé rồi quay đầu lại nói: “Mẹ của cháu bé lấy cho tôi một bát nước lạnh vào đây”. Người mẹ như định thần lại, vội vàng trả lời rồi lập tức đi lấy nước.
Tôi đứng bên cạnh quan sát, chờ đợi và nhủ thầm: “Ông cụ này định làm gì đây?”.
Ông ấy kéo tay áo của em bé lên, nhúng ngón trỏ và ngón giữa vào nước, chầm chậm kéo từ giữa cổ tay lên đến khuỷu tay, rồi lại nhúng vào nước, kéo dần lên trên, ông ấy nhìn em bé bằng ánh mắt hiền từ.
5 phút sau, em bé không co giật nữa, sắc mặt cũng dần hồng hào trở lại. Ông cụ lại vuốt đầu em bé và nói: “Hạ sốt rồi, đến trạm sau mau đưa cháu bé đi khám, đừng để chậm trễ nữa”. Trong lúc tôi còn đang choáng váng “chết lặng” thì ông cụ đã biến mất trong đám đông.
Ngày hôm đó tôi chẳng hề có gì vinh quang, y thuật “thần kỳ” của ông cụ lại gây ấn tượng sâu sắc với tôi. Từ đầu đến cuối tôi cũng không hiểu được bí ẩn trong đó. Cho dến sau này, tự tôi học Đông y thì mới hiểu ra: phần giữa của cánh tay là đường lưu thông máu của màng ngoài tim, em bé bị co giật là vì nhiệt đi vào màng ngoài tim, vì vậy cách chữa này gọi là “thôi thiên hà thủy”, chỉ có tác dụng vơi những em bé dưới 7 tuổi bị sốt cao, không có tác dụng với người lớn.
Ngọc Trúc (biên dịch)
Xem thêm:
Từ khóa đông y trị sốt sốt cao Y thuật