Bệnh gan nhiễm mỡ và cách phòng ngừa
- Thanh Xuân
- •
Ngày nay có nhiều người mức sống cao hơn, thường xuyên tiệc tùng ăn uống nhưng vận động thể dục thể thao quá hạn chế, nguy cơ bị gan nhiễm mỡ cao hơn. Gan nhiễm mỡ là sự tích tụ quá nhiều mỡ trong các tế bào gan, là mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe, loại bệnh này trở thành loại bệnh phổ biến thứ hai sau bệnh gan siêu vi, và đang ngày càng trẻ hóa.
Nguyên nhân gây bệnh dẫn đến gan nhiễm mỡ
Các yếu tố gây bệnh gan nhiễm mỡ bao gồm: yếu tố hóa học, yếu tố dinh dưỡng, yếu tố nội tiết và trao đổi chất, yếu tố gây bệnh mang tính sinh học và yếu tố di truyền.
Yếu tố hóa học
Bao gồm cả các chất độc hóa học (phốt pho, asen, chì, benzen, carbon tetrachloride, chloroform), các vị thuốc (methotrexate, tetracyclin, amiodarone, glucocorticoids), còn bia rượu thì đã được các nước Âu Mỹ xem là nguyên nhân phổ biến nhất làm gan nhiễm mỡ và xơ gan.
Yếu tố dinh dưỡng
Ăn uống quá độ gây béo phì là một trong những yếu tố phổ biến nhất gây gan nhiễm mỡ, một lý do quan trọng khác làm cho gan nhiễm mỡ là thiếu hụt protein và calo. Dinh dưỡng không tốt gây bệnh thiếu dinh dưỡng mãn tính, chủ yếu là do cơ thể thường xuyên không được cung cấp đủ năng lượng và protein gây ra.
Gan nhiễm mỡ do thiếu dinh dưỡng chủ yếu hay thấy ở trẻ em bị nhiều bệnh tật mang tính nội tiết – chuyển hóa, chẳng hạn như hội chứng cushing (cushing syndrome), chứng cường giáp, tăng axit uric máu, tăng mỡ máu và bệnh tiểu đường, trong số đó thì bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin có mối quan hệ gần gũi nhất với gan nhiễm mỡ.
Yếu tố sinh học
Bao gồm nguyên nhân gây bệnh do virus và vi khuẩn, các yếu tố gây bệnh này chủ yếu gây hoại tử tế bào gan và xâm nhập tế bào gây viêm. Ngoài ra, bệnh viêm gan do virus trong thời gian hồi phục và nhiễm virus mạn tính đều có thể gây ra gan nhiễm mỡ.
Yếu tố di truyền
Chủ yếu thông qua đột biến gien di truyền hoặc quang sai nhiễm sắc thể trực tiếp gây bệnh. Ngoài ra, trong những gia đình nhất định đã có người có yếu tố tiền đề gây bệnh gan nhiễm mỡ, ví dụ như bị béo phì, tiểu đường loại I, cao mỡ máu, hiện tượng này được gọi là di truyền.
Điều trị gan nhiễm mỡ
1. Tìm ra nguyên nhân
Cần tìm ra nguyên nhân để áp dụng các biện pháp tương ứng. Chẳng hạn như những người uống rượu nặng kéo dài nên ngừng uống rượu.
Nhóm người dinh dưỡng quá mức và người béo phì nên kiểm soát chặt chẽ chế độ ăn uống để cân nặng được trở lại bình thường. Bệnh nhân tiểu đường có gan nhiễm mỡ nên kiểm soát hiệu quả lượng đường trong máu. Nhóm bệnh nhân gan nhiễm mỡ do dinh dưỡng không tốt thì cần tăng cường dinh dưỡng, đặc biệt là lượng protein và vitamin.
Tóm lại, việc loại bỏ nguyên nhân có lợi cho việc điều trị gan nhiễm mỡ.
2. Điều chỉnh chế độ ăn uống
Có chế độ ăn uống protein cao, vitamin cao, đường thấp, ít chất béo. Không ăn hoặc hạn chế ăn mỡ động vật, đồ ngọt (bao gồm đồ uống có đường nói chung). Ăn nhiều rau, hoa quả và thực phẩm giàu chất xơ và những loại protein cao như thịt nạc, cá sông, các sản phẩm đậu nành; không ăn vặt, không ăn thêm bữa trước khi đi ngủ.
3. Tăng cường vận động phù hợp
Vận động thúc đẩy tiêu hao mỡ cơ thể. Nên chọn môn thể dục thể thao để đẩy mạnh trao đổi khí oxy, chẳng hạn như chạy bộ, đi bộ nhanh, đạp xe, lên xuống cầu thang, cầu lông, bơi lội, khi tập đảm bảo mạch đập 100-160 nhịp/phút và duy trì trong 20 – 30 phút, cảm giác mệt mỏi sau khi tập thể dục sẽ biến mất trong vòng 20 phút.
4. Bổ sung selen phù hợp
Để đảm bảo cho hoạt tính của glutathione peroxidase (GSH-Px) trong gan đạt đến mức bình thường, như vậy mới tốt cho dưỡng và bảo vệ gan.
Điều trị gan nhiễm mỡ bằng ăn uống
1. Cháo hà thủ ô
Lấy 20 gram hà thủ ô, 50 gram gạo tẻ và 2 quả táo tàu. Hà thủ ô rửa sạch và phơi khô, giã nhỏ để dự phòng, sau đó lấy 600 ml nước cho vào gạo tẻ và táo, sau khi nấu thành cháo thì cho hà thủ ô vào khuấy đều rồi để lửa nhỏ, dùng nóng vào buổi sáng khi bụng còn rỗng.
2. Canh cá chép với đậu đỏ
Lấy 150 gram đậu đỏ, 1 con cá chép (khoảng 500 gram) và 6 gram hoa hồng. Làm sạch ruột cá chép rồi cho vào lượng nước đủ dùng và ninh nhừ cùng với đậu đỏ và hoa hồng. Chế gia vị vừa miệng, dùng trong 2 ~ 3 lần.
3. Canh trứng với rau chân vịt
Lấy 200 gram rau chân vịt và 2 quả trứng gà. Rửa sạch rau chân vịt, cho vào nồi xào tái, thêm đủ nước, sau khi nước sôi thì cho trứng gà vào, thêm muối và bột ngọt vừa miệng để dùng.
Thanh Xuân
Xem thêm:
Từ khóa Gan nhiễm mỡ Bảo vệ gan