Các bác sĩ đã có thể lọc vi khuẩn trong máu nhờ… nam châm
- hoàng vũ
- •
Công nghệ mới dưới đây cho phép các bác sĩ có thể lọc thành công vi khuẩn trong máu bằng nam châm, mà không cần dùng đến thuốc kháng sinh.
Nhiểm khuẩn huyết hay nhiễm trùng máu không phải là trò đùa. Hơn một nửa số người mắc bệnh này đã không qua khỏi. Trong cách trị liệu thông thường, ngay khi có dấu hiệu nhiễm trùng, bác sĩ sẽ cho dùng các loại kháng sinh. Trước vấn nạn kháng kháng sinh đang ngày càng trầm trọng và ngay cả loại mạnh nhất cũng dần mất tác dụng, phương pháp lọc máu bằng nam châm mang đến một hy vọng mới.
Đây là kết quả nỗ lực hợp tác nghiên cứu giữa Đại học Harvard, nhóm nghiên cứu Empa và Viện Adolphe Merkle – một phương pháp làm sạch máu lạ thường: đơn giản là hút các vi khuẩn bằng nam châm.
Đầu tiên, các nhà nghiên cứu phủ kháng thể liên kết với vi khuẩn có hại bằng các hạt sắt vi tế. Khi tiếp xúc với dung dịch chứa vi khuẩn, các kháng thể sẽ làm chức năng của chúng và bám vào vi khuẩn. Dung dịch sau đó được đưa vào một máy lọc máu, các nam châm sẽ hút các kháng thể cùng mầm bệnh ra khỏi máu, giúp máu trở lại sạch sẽ.
>> Video thí nghiệm: Vi khuẩn phát triển thành siêu vi khuẩn chỉ trong 11 ngày
Vấn đề duy nhất đối với đội nghiên cứu, đó là các kháng thể được tạo ra cho một mục đích nhất định. Nghĩa là, chúng chỉ có thể liên kết với một loại vi khuẩn duy nhất. Do vậy, nếu bạn bị nhiều loại vi khuẩn lây nhiễm, các bác sĩ sẽ phải thực hiện nhiều đợt điều trị để lấy tất cả chúng ra.
Nhưng thật trùng hợp (và may mắn), đội ngũ Harvard của nhóm nghiên cứu đang gần làm xong loại kháng thể tổng hợp một-cho-tất-cả, có thể bám vào tất cả các chủng loại vi khuẩn phổ biến nhất gây nên nhiễm trùng đường huyết.
Tuy nhiên, phương pháp này vẫn cần nhiều nghiên cứu chuyên sâu thêm nữa. Đầu tiên, phương pháp này chỉ có thể dùng trong giai đoạn ban đầu của nhiễm trùng máu, khi tổn hại chưa lan tới các cơ quan nội tạng. Sau đó, cần làm rõ xem phương pháp này có phù hợp với những bệnh nhân thiếu ổn định, hay người có tiền sử bệnh…
Phân tử này vẫn chưa được chấp thuận sử dụng trên con người nhưng nhóm nghiên cứu Empa cho biết kết quả là “đầy hứa hẹn”. Hiện vẫn chưa có mốc thời gian nào được đưa ra về thời điểm phương pháp trị liệu này có thể được sử dụng lâm sàng.
>> 10 thói quen của cuộc sống hiện đại khiến chúng ta tổn thọ
Từ khóa vi khuẩn kháng kháng sinh nam châm nhiễm trùng máu