Cần làm gì để tránh tổn hại gan khi phải thức đêm?
- Thanh Xuân
- •
Có rất nhiều nguyên nhân làm tổn thương gan, chẳng hạn như chế độ ăn uống hay nghỉ ngơi thất thường không theo quy luật hay, nhưng đáng chú ý hơn cả chính thường khuyên thức đêm. Vì vậy, cần hạn chế tối đa việc thức đêm. Có rất nhiều công nhân phải làm thêm giờ vào ban đêm; sinh viên cũng không ít người có thói quen thức đêm, lâu dần sẽ không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ, mà còn làm tổn hại các cơ quan nội tạng, đặc biệt là gan.
Gan là cơ quan quan trọng nhất chịu trách nhiệm giải độc cho cơ thể, nếu bạn thường xuyên thức đêm sẽ khiến gan phải hoạt động quá tải và có thể dẫn đến nhiều loại bệnh. Nếu tần suất thức đêm càng nhiều, sẽ không đảm ngủ đủ giấc, cơ thể mệt mỏi và giảm sức đề kháng, hơn nữa còn ảnh hưởng đến khả năng tự hồi phục của gan vào ban ngày. Với những người bị mắc viêm gan siêu vi thì bệnh trạng sẽ càng nguy hiểm hơn.
Thông thường, vào ban ngày gan sẽ tiến hành thải độc trên các thực phẩm chúng ta đưa vào cơ thể, sau đó bài tiết ra bên ngoài qua đường mật hay đường tiểu. Còn ban đêm lại là thời gian thải độc của gan, nên nếu thời gian ngủ ban đêm không đủ, lâu ngày sẽ gây nên nhiều vấn đề nghiêm trọng.
Theo Đông y, thời gian từ 11h đêm đến khoảng 2h sáng là thời gian thải độc của gan, và thông thường quá trình thải độc này sẽ diễn ra trong lúc ngủ. Nếu như bạn thức thâu đêm, gan sẽ không thể nào tiến hành quá trình thải độc, kết quả là máu không được thanh lọc sạch, cứ như vậy cũng sẽ làm tổn hại quá trình phục hồi của các tế bào gan, từ đó gây tổn hại nghiêm trọng cho cơ thể. Dần dần, bạn sẽ không chỉ bị khô da, mệt mỏi, khó chịu, khô miệng, đau họng, hay cáu kỉnh mà chức năng của gan cũng bị tổn hại, và độc tố trong máu tích tụ tăng lên rất nhiều.
Vậy nếu trong hoàn cảnh không tránh khỏi thức đêm, cần phải làm gì để có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất và bài tiết chất thải cho cơ thể, từ đó giảm thiểu tác hại của các chất độc gây ra cho gan? Câu trả lời chính là nên uống nhiều nước. Đặc biệt mỗi sáng sớm khi thức dậy, uống một ly nước có thể làm giảm các độc tố, đồng thời giúp da dẻ và khí sắc cũng hồng hào hơn. Có thể bổ sung thêm một số nguyên liệu vào nước để uống mỗi buổi sáng để tăng thêm tác dụng hỗ trợ gan thải độc.
1. Táo tàu
Uống nước táo tàu mỗi ngày có thể bổ sung chức năng cho gan, thúc đẩy quá trình thải độc, bài độc của gan một cách hiệu quả. Đông y cũng khẳng định, nước táo tàu có khả năng bổ khí dưỡng huyết và giải độc cho gan một cách hiệu quả. Khi ngâm táo tàu vào nước ấm, táo sẽ nở ra và điều này lại giúp gan hấp thu được nhiều vitaminh có lợi hơn.
2. Chanh
Chanh là loại trái cây tốt nhất để giải độc, làm đẹp và làm trắng da. Uống nước chanh vào buổi sáng là thời điểm tốt nhất để bổ trợ cho gan. Chất axit xitric trong quả chanh thúc đẩy gan sản xuất dịch mật, vốn có tác dụng bài tiết chất độc và giảm gánh nặng cho gan. Thêm nữa, uống nước chanh thường xuyên còn giúp người bệnh viêm gan kiểm soát được lượng mật thừa trong cơ thể và hòa tan sỏi mật hữu hiệu.
3. Hoa kim ngân
Hoa kim ngân có vị đắng nhưng rất tốt cho gan, có tác dụng tác dụng thông kinh hoạt lạc, thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, giảm mồ hôi, chống táo bón, kháng khuẩn, kháng độc và còn có công dụng làm đẹp, giảm béo hữu hiệu. Những người thường xuyên uống rượu sẽ gây tổn hại lớn cho gan, vì vậy để hạn chế tác hại nên uống thêm nhiều nước hoa kim ngân để có thể bổ trợ tốt hơn cho gan.
4. Hoa cúc
Hoa cúc ngâm trong nước để uống, có vị hơi đắng nhưng có công hiệu tuyệt vời trong việc giải nhiệt giải độc, làm mát gan và tăng cường thị lực. Hoa cúc có chứa một lượng nhỏ selen, một loại dưỡng chất thiết yếu để giúp gan phục hồi.
5. Hoa hồng
Trà hoa hồng có mùi thơm ngọt ngào, vị đắng nhẹ dễ chịu. Những ai thường xuyên phải chịu áp lực, căng thẳng và tức giận thì khi uống trà hoa hồng có thể giảm mệt mỏi, làm dịu các dây thần kinh và đặc biệt là dưỡng gan.
Thanh Xuân
Xem thêm:
Từ khóa Bảo vệ gan thực phẩm bổ gan thức đêm