CẬP NHẬT diễn biến dịch viêm phổi Vũ Hán (sáng 24/3)
- Bảo Minh
- •
Những tin tức cập nhật mới nhất về diễn biến dịch viêm phổi Vũ Hán tại Trung Quốc, Việt Nam và thế giới.
(*) Lưu ý: Tất cả những số liệu cập nhật tại Trung Quốc Đại lục về số ca nhiễm, số ca tử vong, số ca bình phục … đều chỉ đến từ 1 nguồn là Uỷ ban Y tế Nhà nước Trung Quốc. Hiện chưa có nguồn độc lập nào khác có thể kiểm chứng số liệu, ngoài 1 vài mô hình nghiên cứu giả định con số thực tế có thể cao hơn con số được chính quyền Trung Quốc công bố.
Xem thêm:
- Trung Quốc nỗ lực biến hình thành “nhà lãnh đạo toàn cầu” trong dịch corona
- Dịch COVID-19 và cái giá của việc đánh đổi tự do
- Bác sĩ ghép thận Vũ Hán tử vong do Covid-19 nghi từng mổ cướp nội tạng
Thế giới
- Thế giới 24h qua có thêm 3 quốc gia lần đầu tiên công bố có ca nhiễm viêm phổi Vũ Hán (COVID-19), nâng tổng số quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới có dịch lên 196 + 1 du thuyền Diamond Princess. Như vậy đã có khoảng 97% số quốc gia trên thế giới có người nhiễm viêm phổi Vũ Hán.
- Thế giới 24h qua cũng có thêm hơn 41.200 ca nhiễm mới và ít nhất 1.860 ca tử vong mới, là con số cao kỷ lục từ đầu dịch. Trong đó, châu Âu chiếm phân nửa số ca nhiễm mới.
- Toàn thế giới đã có hơn 378.700 ca nhiễm và hơn 16.500 ca tử vong do dịch viêm phổi Vũ Hán. Tỷ lệ tử vong trung bình tăng lên 4.36%.
- Nhóm các nước có trên 10.000 ca nhiễm: hiện vẫn có 7 nước gồm Trung Quốc, Ý, Iran, Tây Ban Nha, Đức, Mỹ và Pháp. Trong đó, 6 trên 7 nước đã quá 20.000 ca nhiễm, trừ Pháp hiện có hơn 19.000 ca. Với tốc độ tăng số ca nhiễm mới tại Ý, Mỹ và Tây Ban Nha như hiện nay, chỉ trong 1 tuần tới, các nước này có thể bằng với số ca nhiễm được chính quyền Trung Quốc công bố (hơn 80 nghìn ca).
- Nhóm các nước có trên 1.000 ca nhiễm (trừ nhóm trên): 19 nước đã có mặt trong danh sách này, trong đó nước mới gia nhập là Cộng hoà Ireland.
- Ý vẫn là nước có tỷ lệ tử vong tăng cao nhất thế giới, với 4.789 ca nhiễm mới và 601 ca tử vong mới. Tỷ lệ tử vong đã lên tới 9,5%. Tổng số ca nhiễm tại Ý đã gần chạm mức gần 64.000 ca. Dịch bệnh đã khiến 18 bác sĩ Ý tử vong, trong khi khoảng 4.600 nhân viên y tế bị nhiễm bệnh.
- Tây Ban Nha: Tại châu Âu, Tây Ban Nha hiện có số tăng ca nhiễm mới cao nhất với 6.368 ca nhiễm mới. Nước này cũng có thêm 539 ca tử vong mới trong vòng 24h, nâng tổng số ca tử vong lên 2.311, tỷ lệ tử vong 6,5%. Liên đoàn bóng đá Tây Ban Nha đã hoãn giải La Liga vô thời hạn.
- Anh đã phong tỏa đất nước trong nỗ lực kiềm chế sự lây lan của dịch bệnh. Người dân sẽ không được phép ra đường trừ một số trường hợp nhất định. Cảnh sát sẽ có quyền xử phạt người cố tình vi phạm lệnh cấm và giải tán những nơi tụ họp đông người. Đây là lần đầu tiên Anh áp dụng biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt nhất kể từ sau Thế chiến II. Trong 24h qua, Anh có thêm gần 1.000 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm lên 6.650. Số ca tử vong ở Anh tăng thêm 54 trường hợp, lên tổng cộng 335 người.
- Đức: Kết quả xét nghiệm lần một cho thấy Thủ tướng Đức Merkel âm tính với virus Vũ Hán sau khi bà tự cách ly vì tiếp xúc một bác sĩ nhiễm bệnh.
- Mỹ có thêm hơn 10.000 ca nhiễm mới chỉ trong 24h, là nước có số tăng ca nhiễm mới cao nhất thế giới, nâng tổng số ca nhiễm lên hơn 43.700 trường hợp. Tổng số ca tử vong tăng lên 552, sau khi có thêm 139 ca tử vong mới được ghi nhận. Đây là mức tăng hàng ngày cao nhất từ khi dịch bệnh bùng phát tại Mỹ. Trong đó, bang New York có số ca tử vong lớn nhất với 157 trường hợp, riêng thành phố New York ghi nhận 12.339 ca nhiễm và 99 người chết. 8 bang của Mỹ đã ban hành lệnh yêu cầu mọi người ở nhà nhằm ngăn dịch lây lan, gồm California, New York, Illinois, Ohio, New Jersey, Louisiana, Connecticut và Delaware.
- Từ 25/3, Hồng Kông sẽ áp dụng lệnh cấm nhập cảnh đối với tất cả các du khách, bao gồm cả khách quá cảnh trước việc số ca nhiễm virus từ nước ngoài tăng đột biến. Lệnh cấm nhập cảnh với du khách có thể kéo dài tới 14 ngày và hơn 8.000 hàng quán tại Hồng Kông sẽ tạm dừng hoạt động.
- Nepal đã chính thức phong tỏa toàn quốc trong vòng ít nhất 1 tuần, kể từ 24/3. Tất cả các chuyến bay đều dừng hoạt động từ 22-31/3.
- Myanmar mới xác nhận 2 ca nhiễm. Như vậy khu vực Đông Nam Á đến nay có Lào là nước duy nhất chưa có ca nhiễm virus Vũ Hán.
- Philippines vừa phải cách ly 670 nhân viên y tế do nghi nhiễm virus. Nước này đã có 462 ca nhiễm và 33 trường hợp tử vong, trong số tử vong có 2 bác sĩ.
- Các nước Đông Nam Á khác cũng ghi nhận số ca nhiễm tăng nhanh: Malaysia +212, Thái Lan +122, Indonesia +65, Singapore +54. Thủ đô Jakarta của Indonesia đã ban bố tình trạng khẩn cấp và phong tỏa trong 2 tuần tới.
- Khu vực Trung Đông cũng chứng kiến sự lây lan nhanh của dịch; Iran vẫn dẫn đầu khu vực với 1.411 ca nhiễm mới và 127 ca tử vong mới; Israel có thêm 371 ca nhiễm mới; Pakistan +99, Kuwait +65, UAE +45, Bahrain +43.
- Ấn Độ cũng có thêm tới 103 ca nhiễm mới và 3 ca tử vong mới, nâng tổng số ca nhiễm lên 499. Một chuyên gia về y tế cộng đồng hàng đầu của Ấn Độ vừa cảnh báo rằng kịch bản tồi tệ nhất mà nước này phải đối mặt là 60% dân số, tương đương 800 triệu người, sẽ nhiễm bệnh.
Xem thêm:
- 34 năm sau thảm họa Chernobyl, lịch sử lặp lại trong Đại dịch COVID-19
- Tại sao Mỹ không tin các số liệu về dịch corona của Trung Quốc?
- Dịch corona: ĐCSTQ tiếp tục “bịt miệng” những tiếng nói bất đồng chính kiến
Việt Nam
- Việt Nam trong ngày 22/3 ghi nhận thêm 19 ca dương tính mới, nâng tổng số ca lên 113. Đây là số tăng nhiều nhất trong ngày được ghi nhận tại Việt Nam.
- Từ ngày 25/3, Hải Phòng lập 6 chốt kiểm dịch y tế 24/7 tại các cửa ngõ nhằm phát hiện trường hợp nhiễm và nghi nhiễm vào thành phố. Trước Hải Phòng, Đà Nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Hà Tĩnh đã lập các chốt kiểm dịch y tế tại cửa ngõ ra vào thành phố.
(tiếp tục cập nhật)
Bảo Minh (t/h)
Xem thêm:
Từ khóa viêm phổi Vũ Hán COVID-19