Cơ thể sợ nhất năm thứ này vào mùa hè
- Thanh Xuân
- •
Theo tuần hoàn bốn mùa trong năm, các mùa khác nhau thì cần ưu tiên về dưỡng sinh khác nhau. Vào mùa hè, chăm sóc sức khỏe tập trung vào “dưỡng dương”. Mùa hè đến, cơ thể sợ nhất năm điều, nên chú phòng tránh để đảm bảo sức khỏe trong những ngày hè oi bức.
1. Dạ dày sợ nhất lạnh
Mùa hè là thời kỳ có tỷ lệ mắc các bệnh đường ruột cao, các chuyên gia cho rằng mùa nên hạn chế ăn những thứ quá lạnh, đặc biệt là vào buổi sáng mới thức dậy và ban đêm trước khi đi ngủ.
2. Xương cổ sợ nhất gió
Gió từ máy điều hòa thổi vào cổ khiến mô mềm xung quanh vùng cổ tổn thương, gây bệnh mãn tính liên quan đến cơ bắp và các mô dưới da, dẫn đến cổ hay bị co thắt, đau mỏi lưng. Vì thế khuyến cáo nhiệt độ của máy điều hòa không khí trong nhà không thấp hơn 26°C, không cho điều hòa không khí thổi vào sau người. Trường hợp không tự điều chỉnh được nhiệt độ, có thể choàng khăn trên vai, hãy tắm nước ấm vào buổi tối trước khi ngủ.
3. Uống nước sợ nhất nhanh
Do nhiệt độ cao, tốc độ hao nước của cơ thể sẽ tăng lên, do quá khát mà nhiều người hay uống nước thật nhanh. Nếu uống quá nhanh, lượng nước sẽ vào máu một cách nhanh chóng làm cho máu bị loãng, khi đó khối lượng máu tăng lên, không tốt cho tim; đặc biệt là ở những người bị bệnh tim mạch vành sẽ bị các triệu chứng như tức ngực, khó thở, trường hợp nghiêm trọng có thể gây nhồi máu cơ tim. Do đó, uống nước trong mùa hè không nên uống quá nhanh.
4. Mắt sợ nhất nắng Mặt trời
Mắt ưa mát mẻ và kỵ nhiệt nóng, không chú ý đến việc bảo vệ mắt bằng việc phòng tránh ánh nắng, mắt sẽ dễ bị lão hóa sớm hơn, và gây ra những bệnh về mắt khác nhau.
Nếu phải đi ra ngoài từ 10:00 sáng đến 4:00 chiều, tốt nhất là nên đeo kính râm, mang mũ hoặc che ô, màu nâu hoặc xanh nhạt của kính râm sẽ giúp hạn chế tia cực tím.
5. Trong nhà sợ nhất bụi
Mùa hè oi nóng, độ ẩm cao, làm cho bụi đất dễ dàng tràn đầy bầu không khí, xâm nhập vào da và cơ thể người. Do bụi rất khó nhìn thấy bằng mắt thường, nhiều người lau chùi đồ sơ sài, những hạt bụi liên tục trôi nổi trong không khí và một số lượng lớn bám vào các bề mặt vật phẩm, thành mạt bụi nhà (dermatophagoides) trong không khí và nơi cư trú của bào tử nấm mốc. Những thứ bụi bẩn này sẽ có cơ hội xâm nhập vào hệ hô hấp, gây ra bệnh hen suyễn, viêm mũi và các bệnh khác.
Bốn nguyên tắc dưỡng sinh mùa hè
1. Khử ẩm lá lách
Ẩm ướt là tà khí mùa hè, cùng với chức năng tì vị suy giảm vào mùa hè, nhiều người thường bị các triệu chứng như chán ăn, dễ bị tiêu chảy, bựa lưỡi trắng, vì thế nên ăn nhiều hơn đồ ăn giúp kiện tì lợi ẩm. Nói chung nên chọn hương vị giúp kiện tỳ khử ẩm, chẳng hạn như hoắc hương, hạt sen, bội lan.
2. Thanh nhiệt khử nóng
Mùa hè nhiệt độ cao khiến hỏa tính trong cơ thể cao hơn, do đó nên thường dùng các loại có vị thuốc thanh nhiệt giải độc, chẳng hạn như hoa cúc, bạc hà, hoa kim ngân, liên kiều, lá sen.
3. Bổ dưỡng phổi và thận
Theo Đông y, vào mùa hè thì tim hỏa vượng còn phổi kim và thận thủy thì suy, nên chú ý đến bổ dưỡng phổi và thận. Có thể chọn dùng câu kỷ tử, sinh địa, bách hợp, dâu tằm, và thuốc tác động phổi khí, chẳng hạn như ngũ vị tử có thể ngăn mồ hôi ra quá nhiều, gây hao tổn khí và nước bọt.
4. Mùa hè trị bệnh mùa đông
Cái gọi là “mùa hè trị bệnh mùa đông” nghĩa là vào mùa hè thì cả trong cơ thể người và môi trường bên ngoài đều dương khí thịnh, có thể dùng phương pháp điều trị uống thuốc Đông y kết hợp châm cứu để điều trị một số bệnh thường phát vào mùa đông. Như dùng hoa vừng tươi vo nát đắp vào nơi bị thương, mùa đông lạnh giá thường dùng để trị da bị nứt nẻ; dùng thuốc thoa ngoài da bôi vào huyệt vị để điều trị hen suyễn và viêm mũi, cũng là bệnh thường mà nhiều người thường bị vào mùa đông.
Thanh Xuân
Xem thêm:
Từ khóa dưỡng sinh mùa hè thức uống mùa hè