Điều gì đã xảy ra với các y tá sau 21 ngày ăn thuần chay?
- Minh Minh
- •
Một nhóm y tá Hoa Kỳ đã quyết định thử nghiệm chế độ ăn thuần chay trong 21 ngày, và lợi ích sức khỏe thu được khá ấn tượng, như giảm thiểu nguy cơ mắc một số bệnh nhất định, thậm chí giúp phòng chống cả ung thư.
Joanne Evans, Thạc sĩ Sư phạm (M.Ed.), Y tá đã đăng ký hành nghề (R.N.), Y tá hành nghề Chuyên viên Điều dưỡng Lâm sàng Sức khỏe Tinh thần – đủ điều kiện hành nghề (P.M.H.C.N.S. – B.C), đã có bài thuyết trình với các đồng nghiệp về lợi ích sức khỏe của việc ăn thuần chay tại Đại học George Mason của Virginia.
19 đồng nghiệp của bà đã quyết định nâng cao kiến thức về khoa học dinh dưỡng của việc ăn thuần chay và trực tiếp trải nghiệm chế độ ăn này trong 21 ngày.
>>Nghệ vàng khác gì nghệ đen và những ai nên kiêng dùng?
Tạp chí của Học viện Dinh dưỡng và Chế độ ăn kiêng gần đây đã đăng tải báo cáo đánh giá kết quả áp dụng chế độ ăn thuần chay. Báo cáo cho hay, nếu một người chỉ ăn đồ ăn từ thực vật, thì về mặt sức khỏe mà nói là hoàn toàn có lợi, như giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 đến 62%, giảm nguy cơ tử vong hoặc phải nhập viện vì tim mạch 32%, và giảm nguy cơ phát triển các loại bệnh ung thư 18%.
Báo cáo tự đánh giá của 19 y tá sau khi thử nghiệm chế độ ăn thuần chay được đăng tải trên Tạp chí Y tá Hoa Kỳ hồi đầu tháng 3 năm 2017, cho biết sau 21 ngày ăn thuần chay:
- Cân nặng của mỗi y tá giảm trung bình 2kg (từ 0,7kg đến 4kg)
- 6 y tá thấy dồi dào năng lượng hơn.
- 74% y tá (14 /19) có mức cholesterol giảm trung bình 18ml/dL.
- 6 trong 14 y tá kể trên có mức cholesterol giảm từ 45-60mg/dL
- 8 y tá cho biết họ hài lòng với tình trạng sức khỏe của mình sau khi thử nghiệm (trong khi chỉ có 1 y tá đạt trạng thái như vậy trước khi cuộc thử nghiệm bắt đầu).
- Kết thúc quá trình thử nghiệm, các y tá cho hay họ ăn trái cây và rau củ nhiều hơn trước kia.
- Kết thúc quá trình thử nghiệm, các y tá cho hay họ ăn thịt và sữa ít hơn.
Chương trình 21 Ngày Thuần Chay do tổ chức phi lợi nhuận Hiệp hội Bác sỹ vì Đạo đức Y khoa lên kế hoạch. (Ảnh minh họa)
Theo báo cáo đánh giá về thử nghiệm này thì: “Các y tá tham gia chương trình đã thu được lợi ích về trao đổi chất mà không phải lo lắng việc tính toán lượng calo, khẩu phần ăn, hay phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt”.
“Họ nhận được sự hỗ trợ của Evans thông qua các hội thảo hàng tuần trên internet. Bà sẽ là người giải đáp những thắc mắc và thách thức hàng ngày mà họ phải đối mặt, cũng như lời khuyên về các công thức nấu ăn, chế độ dinh dưỡng cần thiết. Đồng thời, bà cũng tư vấn về cách thức tích hợp thực phẩm trong mỗi bữa ăn.”
Thực đơn bữa ăn sẽ được đưa ra vào ngày đầu tiên của tháng và được dùng làm căn cứ để những người tham gia chương trình có thể tính toán các bữa ăn đảm bảo dinh dưỡng, danh mục mua sắm, các mẹo truyền cảm hứng, video hướng dẫn nấu ăn, và hành trình đi mua sắm, các công cụ tương tác…
>>Nhà nghiên cứu đại học Harvard bị mua chuộc, làm sai lệch chế độ dinh dưỡng nhiều thập kỉ
Bác sĩ Neal Barnard cho hay: “Nhiều nghiên cứu lớn đã chỉ ra rằng chế độ ăn thuần thực vật giúp giảm cân nặng, hạ huyết áp, cải thiện cholesterol, và giúp ổn định đường huyết. Giờ đây, chúng tôi có đủ bằng chứng sơ bộ cho thấy rằng chế độ ăn thuần chay này còn giúp gia tăng năng lượng.”
“Đặc biệt, phương thức này luôn đem lại những lợi ích sức khỏe cho bạn chừng nào bạn vẫn áp dụng các nguyên tắc về chế độ ăn kiêng đó vào thực tiễn. Một chế độ ăn chay thuần thực vật không phải là ‘mốt’ nhất thời, mà là một phương pháp hoàn toàn mới về việc ăn uống, một phương pháp mới để có lợi ích sức khỏe, và một phương pháp mới cho cuộc sống.”
Có rất nhiều bằng chứng cho thấy việc giảm lượng thức ăn từ động vật có thể đem lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Bạn hãy thử cân nhắc chuyển chế độ ăn theo chương trình 21 Ngày Thuần Chay này xem? Dù chỉ trong thời gian ngắn, song kết quả mà nó mang lại sẽ vô cùng ấn tượng.
Xem thêm:
Từ khóa Nghiên cứu khoa học ăn chay