Loại thuốc tiềm ẩn nguy cơ sốc thuốc khi gây mê phẫu thuật
- Ngung Tâm
- •
Trong hoạt động phẫu thuật, khi gây mê có những trường hợp bệnh nhân bị sốc do dị ứng thuốc. Tuy nhiên đôi khi nguyên nhân có thể bị xác định sai là do thuốc gây mê, trong khi tỷ lệ bị sốc do một loại kháng sinh nào đó dùng trước khi phẫu thuật là cao hơn.
Ngày nay, không ít người thường bị phản ứng dị ứng với thức ăn hoặc thuốc, những phản ứng này thông thường có dạng nhẹ chỉ gây phát ban trên da. Nhưng trong trường hợp nặng tiềm ẩn nguy cơ co thắt thanh quản, khó thở, sốt, hen suyễn, thậm chí sốc phản vệ hoặc tử vong. Bài viết này giới thiệu hai trường hợp được bác sĩ giáo sư Choi Shing Kwok tại bệnh viện Cheng Hsin (Đài Bắc – Đài Loan) chia sẻ trong cuốn sách “Sự thật của việc gây mê” do Reading Times Đài Loan xuất bản.
Trường hợp 1: Gây mê người đàn ông để cắt mảng bớt ở miệng, kết quả không thể phẫu thuật được vì mới gây mê đã bị sốc. Sau khi được bệnh viện cấp cứu, bệnh nhân thành người thực vật vì lý do “sốc phản vệ sau khi gây mê”.
Trường hợp 2: Một người phụ nữ họ Chen ở huyện Yilan (Nghi Lan) đã đến một thẩm mỹ viện địa phương để thực hiện “phẫu thuật loại bỏ mồ hôi” dưới nách. Không ngờ khi gây tê khu vực liên quan phẫu thuật thì cô Chen đột ngột co giật và rơi vào tình trạng sốc. Dù được khẩn cấp đưa đến bệnh viện lớn cấp cứu nhưng vẫn trong tình trạng mê sảng, dù chỉ số hôn mê chỉ là 3. Nguyên nhân được xác định có thể do sử dụng thuốc gây tê cục bộ không đúng cách hoặc quá lượng, và tất nhiên cũng có thể do dị ứng…
Hai trường hợp trên là rất nghiêm trọng. Về những trường hợp này, bác sĩ Choi Shing Kwok nhấn mạnh trong vấn đề sốc dị ứng thuốc khi gây mê, ngoài số trường hợp ít ỏi tăng thân nhiệt ác tính do mẫn cảm với thuốc gây mê thì nguyên nhân phổ biến còn là vấn đề sử dụng kháng sinh. Vì thế, nhiều khi sốc dị ứng thuốc khi gây mê không thể hoàn toàn đổ cho thuốc gây mê.
Theo quy chế giám sát đánh giá của bệnh viện hiện nay, phải dùng kháng sinh dự phòng cho người bệnh trước mổ từ 30 đến 60 phút để ngăn chặn bị nhiễm trùng sau mổ, rút ngắn thời gian nằm viện, giảm chi phí nằm viện. Có thể nói phản ứng dị ứng do kháng sinh lớn hơn nhiều so với thuốc gây mê.
Đã có thống kê (không phải của Đài Loan) cho thấy, tỷ lệ phản ứng dị ứng với Penicillin là 0,7 – 10%. Ngoài ra theo thống kê của “Trung tâm cứu trợ do thuốc có hại” (TDRF) Đài Loan, tính đến tháng 10/2017, có 1665 trường hợp cứu trợ vì bị nạn từ thuốc với số tiền chi trả vượt quá 450 triệu Đài tệ liên quan các vấn đề nghiêm trọng như tử vong, tàn tật và bệnh hiểm nghèo khác. Trong số những trường hợp này, cho thấy kháng sinh dễ gây phản ứng dị ứng nhất (có Penicillins, Cephalosporin cephalosporin, và Sulfonamides). Ngoài ra còn các thuốc thường dùng trong phẫu thuật như Cefazolin và Vancomycin cũng là những loại thuốc dễ gây phản ứng dị ứng.
Nhưng dù thế nào, đối với bệnh nhân dị ứng với kháng sinh thì trong quá trình gây mê phải chú trọng xử lý tình trạng dị ứng với kháng sinh, bên cạnh vấn đề tính an toàn của thuốc gây mê. Với kỹ thuật ngày nay, chỉ cần việc gây mê phẫu thuật do bác sĩ chuyên trách gây mê thực hiện với hỗ trợ của máy móc chuyên dụng giám sát, mọi hiện tượng dị ứng của người bệnh đều có thể được phát hiện sớm, giúp cho bác sĩ có thể điều trị tốt hơn.
Nhìn chung, dị ứng do thuốc dẫn đến phản ứng kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể (kháng thể IgE) thì thường “không thể lường trước”. Nhưng trong quá trình khám trước khi gây mê, bác sĩ gây mê nhất định cần hỏi về “tiền sử dị ứng”, trong đó bao gồm vấn đề dị ứng thuốc kháng sinh, một khi biết loại thuốc kháng sinh mà người bệnh bị dị ứng thì bác sĩ sẽ đổi kháng sinh khác trước khi phẫu thuật, điều này rất quan trọng.
Thường trong hoạt động phẫu thuật, để cảnh giác trường hợp bệnh nhân dị ứng với kháng sinh, đa số sẽ dùng phương pháp truyền tĩnh mạch – tức là “chuẩn độ” (Titration): trước tiên cho một liều nhỏ để thử, sau đó sẽ cho thêm liều lượng phù hợp. Cách này nhằm sớm phát hiện phản ứng dị ứng với kháng sinh, khi thấy có triệu chứng dị ứng thì bác sĩ sẽ tìm loại thuốc kháng sinh thay thế. Tại Đài Loan, bất kỳ phản ứng dị ứng nào do thuốc gây ra, tức là “các tác dụng phụ của thuốc”, đều có thể được đền bù bởi “Quỹ Cứu trợ Thương tật do Thuốc gây hại” (TDRF – Đài Loan).
Ngung Tâm, Vision Times
Xem thêm:
Từ khóa thuốc gây mê Tác dụng phụ của thuốc Dị ứng thuốc kháng sinh Gây mê phẫu thuật kháng sinh sốc phản vệ