Nên sinh mổ hay sinh thường? Sau sinh mổ bao lâu có thể mang thai lại?
- Tuyết Tình
- •
Trước khi sinh em bé, nhiều sản phụ thường không khỏi bối rối khi phải quyết định chọn sinh thường hay sinh mổ. Một số thai phụ cho rằng sinh thường sẽ tốt hơn cho sức khỏe của em bé, trong khi những người khác lại tin rằng sinh mổ sẽ an toàn hơn cho em bé. Vậy thực tế thì sinh thường hay sinh mổ thì tốt hơn?
Lợi ích của việc sinh thường
1. Có lợi cho việc phục hồi sau sinh
Khi mang thai, em bé trong tử cung của người mẹ sẽ hít vào nước ối và phân su. Thai nhi được sinh ra tự nhiên qua sản đạo (đường thai nhi từ trong bụng mẹ chui ra ngoài), sau khi được ép qua đường sinh thì phổi trẻ sạch và giúp cho phổi nở ra. Hơn nữa, trong quá trình sinh nở tự nhiên, trong cơ thể người mẹ có một loại kháng thể miễn dịch đặc biệt, có thể truyền sang con, giúp cho sức đề kháng của bé cũng sẽ được nâng cao. Do đó, việc sinh thường không những ít gây hại cho mẹ và thai nhi mà còn thuận lợi hơn cho quá trình phục hồi sức khỏe của sản phụ sau khi sinh.
2. Thúc đẩy quá trình tiết sữa
Tuyến yên của người mẹ sẽ tiết ra oxytocin (còn được gọi là “hormone tình yêu”) không chỉ có thể thúc đẩy quá trình chuyển dạ mà còn có thể thúc đẩy quá trình tiết sữa sau sinh của người mẹ, có lợi cho việc thúc đẩy tình cảm giữa mẹ và con.
3. Trẻ sinh mổ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp
Trẻ sinh mổ có nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp sau sinh cao hơn. Lý do là vì thiếu đi quá trình co thắt khi sinh khiến chất bẩn không thải ra ngoài được, dẫn đến việc mắc các bệnh về đường hô hấp sau khi sinh sẽ cao hơn.
4. Những trẻ được sinh mổ có khả năng miễn dịch khá thấp
Cách sinh mổ khiến bé bỏ lỡ cơ hội nhận được hệ vi khuẩn có lợi trong quá trình sinh nở tự nhiên, do đó khả năng miễn dịch sau khi sinh của trẻ tương đối thấp.
Lợi ích của việc sinh mổ
1. Vì một nguyên nhân nào đó, khi hoàn toàn không thể sinh con bằng đường âm đạo thì việc thực hiện sinh mổ có thể cứu được tính mạng của mẹ và bé.
2. Các chỉ định sinh mổ rất rõ ràng, nhìn chung quá trình gây mê và phẫu thuật diễn ra suôn sẻ.
3. Nếu lựa chọn việc sinh mổ, ca mổ được thực hiện trước khi các cơn co thắt bắt đầu, và người mẹ có thể tránh phải chịu đau từng cơn khi chuyển dạ.
4. Nếu người mẹ có các bệnh khác trong khoang bụng thì cũng có thể được điều trị đồng thời, chẳng hạn như u buồng trứng hoặc u xơ tử cung cũng có thể được cắt bỏ cùng một lúc.
5. Sinh mổ cũng rất thuận tiện để làm phẫu thuật buộc ga-ro (thắt ống dẫn trứng).
6. Đối với những trường hợp không thích hợp để giữ lại tử cung như viêm nhiễm nặng, vỡ tử cung không hoàn toàn, đau xơ tử cung… thì cũng có thể cắt bỏ tử cung cùng lúc.
7. Do sự cải thiện về mức độ an toàn của sinh mổ trong những năm gần đây, nhiều bệnh và biến chứng trong quá trình mang thai đã được giảm thiểu. Các bác sĩ lâm sàng đã chọn phương pháp sinh mổ để giảm tác động của các bệnh lý đi kèm đến mẹ và bé.
Sinh thường tốt hơn sinh mổ
Như vậy, nhìn chung lựa chọn tốt nhất là sinh thường, không chỉ có lợi cho phổi bé nở ra mà còn để bé có sức đề kháng tốt hơn.
Việc sinh mổ có thể ảnh hưởng gián tiếp đến sự tăng trưởng và phát triển thể chất của em bé, tỷ lệ bú sữa mẹ thành công thấp và trẻ sơ sinh dễ mắc các bệnh truyền nhiễm.
Vì vậy suy cho cùng, nên chọn sinh mổ hay sinh thường còn tùy thuộc vào hoàn cảnh của từng sản phụ.
Sau sinh mổ bao lâu thì có thể mang thai lại?
Đối với trường hợp sinh mổ, vết sẹo mới có thể dễ dàng vỡ ra vào cuối thai kỳ hoặc khi sinh nở, dẫn đến chảy máu ồ ạt trong ổ bụng và thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, tốt hơn hết bạn nên mang thai lại sau khi sinh mổ 2 năm, lúc này vết thương vùng bụng và tử cung đã lành hẳn.
Từ khóa Sinh con Sinh mổ phụ nữ mang thai sinh mổ hay sinh thường sinh em bé miễn dịch sinh thường