Ngày nay, châm cứu và bấm huyệt đang dần phổ biến hơn ở các nước phương Tây. Tuy nhiên, kinh lạc và các học thuyết của Đông y vẫn luôn là bí ẩn đối với y học hiện đại. Một nghiên cứu mới đây của Trường Y Harvard đã xác nhận sự tồn tại của “Kinh mạch màng ngoài tim”.

Kinh mạch màng ngoài tim
Nghiên cứu của Harvard xác nhận Kinh mạch màng ngoài tim (Đông y gọi là “Tâm bào kinh”) là có thật. (Ảnh: Magic mine/ Shutterstock)

Nghiên cứu của Harvard phát hiện kinh mạch màng ngoài tim có thể tồn tại

Y học cổ truyền vận dụng những học thuyết, trí tuệ của người xưa về sự vận động, liên kết của vạn vật trong vũ trụ, lấy con người làm trung tâm, ứng dụng nhuần nhuyễn các học thuyết âm dương, ngũ hành trong chẩn trị và dùng thuốc. 

Học thuyết kinh lạc là một trong những học thuyết cơ bản của y học cổ truyền phương Đông. Kinh là đường thông của khí huyết vận hành trong cơ thể, được phân bố theo chiều dọc của cơ thể. Thế nhưng kinh lạc không thể nhìn thấy bằng mắt thường hay kiểm tra được bằng máy móc thiết bị nên Tây y vẫn còn e dè về sự tồn tại của nó.

Vào tháng 3/2021, một bài báo được xuất bản trên tạp chí y khoa có tựa đề “Thử nghiệm hình dung Kinh mạch màng ngoài tim với thuốc nhuộm huỳnh quang”. Đây là nghiên cứu hợp tác giữa trường Y Harvard với Viện Châm cứu và Cơ thể, Viện Khoa học Y học Trung Quốc nhằm quan sát khả năng tồn tại của kinh mạch màng ngoài tim ở người.

Kinh mạch màng ngoài tim hay còn được gọi là Thủ quyết âm Tâm bào kinh (gọi tắt là Tâm bào kinh). Nó bắt đầu từ trong ngực tâm bào lạc (màng tim) đi qua ngực sườn, qua hố nách đi theo chính giữa cánh tay, cẳng tay và đến tận cùng ở huyệt Trung xung (đầu chót ngón tay giữa). Nó đi qua các huyệt: Thiên trì, Thiên tuyền, Khúc trạch, Khích môn, Giản sử, Nội quan, Đại lăng, Lao cung, Trung xung.

Các nhà khoa học đã tuyển chọn 15 tình nguyện viên khỏe mạnh và 2 bác sĩ y học cổ truyền Trung Quốc đánh dấu đường và huyệt của Tâm bào kinh trên tay họ, sau đó dùng một máy dò điện trở thấp để xác nhận thêm (Nhiều nghiên cứu nhận thấy trở kháng tại da vùng huyệt thấp hơn so với vùng không phải huyệt). Sau đó, họ tiêm 2 loại thuốc nhuộm huỳnh quang fluorescein sodium(huỳnh quang natri) và indocyanine green (ICG- chất phóng xạ) vào trong da tại các huyệt: Giản sử, Nội quan, hoặc Đại lăng. Để quan sát sự di chuyển của thuốc nhuộm, họ chụp hình bằng điện thoại di động hoặc máy ảnh có bước sóng thích hợp.

Đặc biệt, nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng thuốc nhuộm huỳnh quang được tiêm trong da (nội bì) chứ không phải tiêm dưới da, tiêm bắp hay tĩnh mạch; để đảm bảo thuốc không khuếch tán vào máu. Các nhà khoa học có chụp lại tĩnh mạch để phân biệt với đường đi của thuốc nhuộm.

Kết quả thật đáng ngạc nhiên, tất cả 15 thử nghiệm tiêm nội bì muối huỳnh quang tại huyệt Nội quan đều có đường di chuyển huỳnh quang liên kết chặt chẽ với Tâm bào kinh, sai biệt chỉ dưới 1cm so với đường xác định của bác sĩ Trung y. Từ góc độ thời gian, các điểm hùynh quang bắt đầu hình thành tại huyệt Nội quan, sau 10 phút bắt đầu hình thành đường đi rõ rệt qua huyệt Giản sử, Khích môn và kết thúc tại Khúc trạch kéo dài đến 60 phút. Hơn nữa thuốc nhuộm có vẻ nổi lên và kết hợp lại với nhau chính xác tại huyệt Khúc trạch đã được xác định trước đó.

Kinh mạch màng ngoài tim
Tâm bào kinh có có tổng cộng 9 huyệt: Thiên trì, Thiên tuyền, Khúc trạch, Khích môn, Gian sử, Nội quan, Đại lăng, Lao cung, Trung xung. (Ảnh: Epoch Times)

Khi tiêm thuốc nhuộm dưới da, các nhà khoa học phát hiện thuốc nhuộm xuất hiện sớm tại tĩnh mạch nhưng so với Tâm bào kinh. Việc tiêm chất phóng xạ tại hạch bạch huyết cũng cho thấy không có đường đi rõ ràng. Vì lý do này, các nhà khoa học kết luận rằng đường kinh lạc không phải là mạch máu hay bạch mạch.

Trường hợp tiêm chất phóng xạ tại huyệt Nội quan, quỹ đạo tương tự như khi tiêm thuốc nhuộm huỳnh quang, nhưng có vẻ như nó chệch hướng khi đến huyệt Khúc trạch mà không hội tụ tại huyệt. Đặc biệt thuốc nhuộm huỳnh quang được ghi nhận tại huyệt Khúc trạch sớm hơn so với đường Tâm bào kinh. 

Điều này đặt ra câu hỏi lớn đối với các nhà nghiên cứu, tại sau thuốc nhuộm lại có thể nhảy cóc tới huyệt Khúc trạch nhưng chất phóng xạ lại dường như không đến huyệt này? 

Có một điểm thú vị là Y học cổ truyền tin rằng Khúc trạch có thể thu nạp năng lượng, dường như nó còn có thể tránh cả loại năng lượng xấu (chất phóng xạ là một loại chất độc đối với cơ thể người, trong thí nghiệm chỉ tiêm lượng dưới ngưỡng cho phép). 

Tiêm bên ngoài huyệt, không thấy đường sáng xuất hiện

Trong 7 thử nghiệm tiêm muối huỳnh quang vào gần kề huyệt Nội quan (cách 1cm), không thấy quỹ đạo rõ ràng của thuốc nhuộm.

Các nhà khoa học cũng tiêm thuốc nhuộm huỳnh quang tại các điểm khác, như huyệt Giản sử và 3 lần tiêm tại huyệt Đại lăng đều xuất hiện các vạch huỳnh quang.

Nghiên cứu đã đưa đến kết luận quan trọng rằng Tâm bào kinh là có tồn tại chứ không chỉ là tưởng tượng của người xưa. Có thể hiểu rằng, Đông y cũng như các học thuyết Ngũ hành, Âm dương thực sự là một loại khoa học của người xưa, nhưng nó đi một hướng khác với khoa học ngày nay. Thật đáng tiếc rằng rất nhiều tinh hoa trong đó đã bị thất truyền hoặc con người hiện đại không thể chứng minh sự tồn tại của nó, do đó không tin rằng có một sự thật như vậy.

Thường xuyên xoa bóp huyệt của Tâm bào kinh có thể cải thiện bệnh lý tim

Chúng ta có thể cải thiện bệnh lý tim bằng cách xoa bóp các huyệt như day hoặc massage nhẹ nhàng bằng ngón cái mỗi huyệt 100 lần, 2 hoặc 3 lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối. Có thể dùng dụng cụ massage, nếu cảm thấy hơi đau tức sẽ tốt hơn.

Huyệt nội quan: Giúp điều trị các vấn đề về tim như: hồi hộp đánh trống ngực, rối loạn nhịp tim, cải thiện chứng mất ngủ.

Trường hợp có người bị nhồi máu cơ tim, cần nhanh chóng gọi cấp cứu, khai thông đường thở và xoa bóp tim ngoài lồng ngực nếu bệnh nhân bất tỉnh, trường hợp bệnh nhân vẫn tỉnh táo, giải thích và hỗ trợ bệnh nhân. Trong khi chờ xe cấp cứu đến có thể xoa bóp huyệt Nội quan để trì hoãn việc hoại tử cơ tim. Việc châm cứu hay trích máu nên được thực hiện bởi bác sĩ đông y.

Vị trí huyệt: Xác định bằng cách đặt 3 ngón tay chụm của tay này (từ ngón trỏ đến ngón nhẫn) vào sát lằn chỉ cổ tay bên còn lại. Mép bên kia của ba ngón giao với gân cơ cẳng tay ở đâu thì đó là vị trí huyệt.

Huyệt Khúc trạch: Đây là nơi tập trung nhiều năng lượng, từ đó có tác dụng điều hòa chức năng của tim, giúp tim co bóp. Đánh trống ngực, tức ngực, loạn nhịp tim có thể xoa bóp thường xuyên.

Vị trí huyệt: Ở trên nếp gấp khớp khuỷu tay, sát bờ trong gân cơ hai đầu cánh tay (hơi co khuỷu tay cho rõ gân).

Huyệt Đại lăng: Giảm đau, điều chỉnh tâm trạng. Huyệt có tác dụng ổn định tinh thần, giảm căng thẳng, mệt mỏi, có thể điều trị nhiều chứng đau như đau tức ngực, đau cánh tay và khuỷu tay. Đây cũng là huyệt đạo giúp thanh nhiệt, khai thông tâm hỏa, gan hỏa. Do đó, những lúc nóng giận, bực tức, bạn có thể điều chỉnh tâm trạng bằng cách bấm huyệt này.

Vị trí huyệt: Nằm ở nếp gấp trên khớp cổ tay, khe giữa gân cơ gan bàn tay bé và lớn. Bên cạnh đó để xác định chính xác vị trí của huyệt dễ dàng hơn bạn có thể gấp các ngón tay vào lòng bàn tay. Đầu ngón tay giữa chạm vào lằn chỉ tay ở đâu thì đó chính là vị trí huyệt.

Thu Mộc