Ngồi bắt chéo chân khiến khuôn mặt bị to ra
- Sanh Ca
- •
Bắt chéo chân là một tư thế ngồi phổ biến, nhất là ở phái nữ, khiến mọi người tạm thời cảm thấy thoải mái. Nhưng trên thực tế, tư thế này sẽ mang đến cho con người nhiều vấn đề về sức khỏe, thậm chí còn khiến cho khuôn mặt to ra và dáng người mất cân đối.
Các chuyên gia nhắc nhở rằng, khi cơ thể người ở tư thế ngồi bình thường, máu ở chi dưới sẽ nhiều hơn. Nhưng khi bắt chéo chân, các cơ ở chi dưới sẽ bị ép lại, lưu thông tĩnh mạch và lượng máu ở chi dưới giảm xuống, máu đi qua qua mặt tăng lên, dẫn đến lượng máu cung cấp cho mặt tăng lên, lâu ngày sẽ khiến mặt bị thừa dinh dưỡng, gây tích tụ mỡ cục bộ, do đó mặt có thể to ra.
Tại sao mọi người thích ngồi bắt chéo chân?
Tại sao chúng ta vô thức thường bắt chéo chân khi ngồi xuống? Có 3 lý do:
1.Thoải mái và ổn định. Nằm thoải mái hơn ngồi, vì khi nằm, toàn bộ cơ thể đóng vai trò là điểm tựa để chia sẻ trọng lượng của cơ thể. Khi ngồi trên ghế, toàn bộ cơ thể chủ yếu do xương chậu chống đỡ, diện tích chống đỡ rất nhỏ. Lúc này, ngồi bắt chéo chân có thể điều chỉnh trọng tâm, tăng bề mặt chống đỡ, tạo tư thế ngồi thoải mái và ổn định.
2. Lưu thông máu tốt. Khi chân được nâng lên, hồi lưu tĩnh mạch của chi dưới sẽ tạm thời thông thoáng hơn để giảm áp lực cho chi dưới và bàn chân sẽ không bị sưng.
3. Tương tự tư thế trong bào thai. Con người trong thời kỳ bào thai đều ở trạng thái khuỵu gối, khi khoanh chân cũng khuỵu xuống, sự tương đồng này khiến con người tự nhiên cảm thấy dễ chịu.
Tuy nhiên, ở một phương diện khác, bắt chéo chân không chỉ khiến khuôn mặt to ra mà còn tiềm ẩn các nguy cơ sức khỏe.
Những tác động của việc bắt chéo chân đối với cơ thể người
1. Vai cao vai thấp. Khi bạn bắt chéo chân, cột sống hai bên trái phải chịu lực không đều, dễ dẫn đến cong vẹo cột sống, gây ra tình trạng vai cao vai thấp.
2. Chân dài chân ngắn. Giữa xương chậu và cột sống có một khớp gọi là khớp cùng chậu, khi bắt chéo chân, xương chậu sẽ đẩy cột sống xoay, lâu dần khớp cùng chậu sẽ bị tổn thương, gây đau ở mông, trường hợp nặng có thể tạo thành chân dài và chân ngắn.
3. Mông trở nên phẳng. Bắt chéo chân trong thời gian dài sẽ khiến xương đùi xoay bất thường (xoay bên trong) lâu ngày, trọng tâm cơ thể dồn về phía trước khiến mông tròn ban đầu sẽ dần bị xẹp do tác dụng lực không đúng.
4. Căng cơ thắt lưng. Đường cong thắt lưng bình thường là lồi về phía trước, khi bắt chéo chân sẽ vô thức cúi gập người, khiến đường cong thắt lưng bị gù, dẫn đến cơ thắt lưng bị kéo căng quá mức, lâu ngày sẽ gây căng cơ thắt lưng.
5. Tổn thương sụn chêm đầu gối. Khi ngồi bắt chéo chân, hai chân đều ở trạng thái khuỵu gối, chân bị đè sẽ chịu nhiều áp lực hơn. Mặt sau của chân ở trên cũng bị ép, có xu hướng làm tăng áp lực lên sụn chêm đầu gối, khiến nó có nguy cơ bị rách cao hơn.
6. Huyết khối động mạch chi dưới. Theo một cuộc khảo sát tại Mỹ, một nửa phụ nữ Mỹ trên 35 tuổi thích bắt chéo chân bị giãn tĩnh mạch ở các mức độ khác nhau, nửa còn lại thường xuyên cảm thấy khó chịu ở chân. Điều này là do khi bắt chéo chân, các tĩnh mạch ở phía sau của chân nâng lên và hố khoeo bị nén lại, sự lưu thông tĩnh mạch bị tắc nghẽn, áp lực tĩnh mạch tăng lên. Đồng thời, một số mạch máu sẽ bị chèn ép và thu hẹp, làm tăng nguy cơ huyết khối tĩnh mạch chi dưới.
Nếu bạn muốn ngồi bắt chéo chân thì thời gian mỗi lần không nên quá dài, không quá 15 phút, hơn nữa, đừng luôn nghiêng về một phía. Để bỏ thói quen xấu bắt chéo chân, bạn có thể để một chiếc ghế thấp bên dưới để đặt đặt chân lên.
Từ khóa bắt chéo chân mặt to ra