Những bộ phận của thịt, cá không nên ăn để bảo vệ sức khỏe
- Thanh Xuân
- •
Thịt, cá là thực phẩm thiết yếu trong mỗi bữa ăn của các gia đình. Tuy nhiên ít ai để ý hoặc quan tâm đến việc có một số bộ phận trên thịt cá không nên ăn, bởi nó có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe. Vậy thì những bộ phận nào của thịt, cá chúng ta không nên ăn và nguyên nhân vì sao?
1. Đầu gà, mào gà, phao câu gà
Tốt nhất là không nên ăn đầu gà, đặc biệt là mào gà. Vì sao gà càng già, độc tính của đầu gà càng mạnh? Bởi vì khi ăn, gà sẽ hấp thụ nhiều chất thuộc nhóm kim loại nặng, những chất này dần dần tích tụ trong đầu gà. Thường xuyên ăn phần đầu gà sẽ dễ ăn phải những chất này. Còn phao câu gà là nơi tập trung bạch huyết có chứa nhiều đại thực bào của gà. Loại thực bào này có khả năng nuốt vi khuẩn, virus và các loại chất ngoại sinh khác. Sau khi vi khuẩn và chất ngoại sinh giải phóng trong đại thực bào thường sẽ tích tụ trong tế bào một thời gian ngắn, trong đó có chứa không ít các chất gây ung thư.
2. Cổ gà, cổ vịt
Phần thịt ở cổ rất ít, nhưng mạch máu và tuyến bạch huyết thì thường tập trung nhiều ở đây. Có những người thích ăn cổ, đôi lúc ăn thì cũng không sao, nhưng cần chú ý là tuyệt đối đừng ăn lớp da. Các tuyến thải độc như bạch huyết đều tập trung ở lớp mỡ dưới da cổ, vì vậy bạn sẽ ăn phải cả các chất độc. Có vài người quen ăn hết cả phần cổ, nhưng trước khi ăn, tốt nhất là bỏ đi khí quản bên trong xương cổ, bởi vì khí quản là nơi trao đổi không khí của cơ thể nên sẽ dễ có vi khuẩn.
3. Cổ heo
Bên dưới cổ heo là bộ phận mạch máu, đa số là hạch bạch huyết và mỡ. Cổ heo có chứa nhiều chất có hại hơn cho cơ thể. Ngoài ra, không được ăn phần thịt có nổi mụn nước màu xám, vàng hoặc đỏ nhạt, trong cái gọi là “xúc xích” này có rất nhiều vi khuẩn và virus, nếu ăn vào sẽ dễ bị nhiễm bệnh. Tương tự với cả thịt bò và dê.
4. Lớp màng đen trong bụng cá
Hai bên thành bụng của cá có một lớp màng đen, đây là phần hôi mùi bùn nhất, có chứa rất nhiều histamin, lysozyme và hợp chất este, nếu ăn vào có thể sẽ gây buồn nôn hoặc đau bụng. Ngoài ra, cũng có người nói rằng phần lườn cá cũng cần phải được làm sạch.
5. Gân dê
Gân dê còn được gọi là “Đề bạch châu” mọc trên móng, là nơi sinh ra vi khuẩn sinh ra trong móng dê, thường có các nốt hình tròn, trước khi ăn móng dê cần nhớ cạo sạch.
Thanh Xuân
Xem thêm:
Từ khóa An toàn thực phẩm Bảo vệ sức khỏe