Phụ nữ nên làm gì vào những ngày khó chịu trước chu kỳ kinh nguyệt
- Huệ Xương
- •
Mặc dù “hội chứng tiền kinh nguyệt” ảnh hưởng sâu sắc đến phụ nữ, nhưng cộng đồng y tế chưa thể tìm ra nguyên nhân về hơn 150 triệu chứng sinh lý, tâm lý, nhận thức và hành vi xảy ra trong thời gian này. Dưới đây là một số lưu ý giúp phụ nữ giảm thiểu sự khó chịu trước chu kỳ kinh nguyệt.
Trước chu kỳ kinh nguyệt, một số người đột nhiên trở thành một người khác, trầm cảm, lo lắng, dễ nổi giận, ngủ không sâu giấc và khả năng tập trung kém, cả ngày buồn bực, thậm chí còn phát điên vì những điều nhỏ nhặt.
Một số người tăng cân, thậm chí 1-2 kg, chân tay và khuôn mặt bị phù, quần áo trở nên chật chội. Một số người ngực bị căng cứng, đau nhức, khuôn mặt hay cơ thể nổi mụn trứng cá, co giật không liên tục tại chỗ loét miệng hoặc bộ phận sinh dục, đau đầu, thay đổi thói quen đi vệ sinh, đau khoang xương chậu, thậm chí bị cảm cúm.
Tuy nhiên, điều kỳ lạ là sau chu kỳ kinh nguyệt, những triệu chứng này lại biến mất một cách kỳ diệu.
Mặc dù “hội chứng tiền kinh nguyệt” ảnh hưởng sâu sắc đến phụ nữ, nhưng cộng đồng y tế chưa thể tìm ra nguyên nhân về hơn 150 triệu chứng sinh lý, tâm lý, nhận thức và hành vi xảy ra trong thời gian này.
Một số người nghĩ cho rằng đó là do nước và muối tích tụ trong cơ thể người phụ nữ trước chu kỳ kinh nguyệt. Một số nghiên cứu phát hiện ra tại thời điểm này, nhôm, kẽm và canxi trong cơ thể đã giảm, do vậy phụ nữ mới xuất hiện nhiều triệu chứng.
Đương nhiên, không thể tránh khỏi việc bị ảnh hưởng bởi hormone, bởi estrogen giảm và progesterone tại thời điểm này đều không đủ.
Ngoài ra, những yếu tố như dinh dưỡng không cân bằng, chất béo hoặc đường cao, lượng muối, vitamin B6 không đủ, rối loạn nội tiết tuyến giáp, thiếu canxi, căng thẳng về thể chất và tinh thần, giấc ngủ kém, ô nhiễm môi trường, v.v., cũng có những ảnh hưởng nhất định.
Hơn nữa, do các biểu hiện của hội chứng tiền kinh nguyệt, gồm nhiều đặc điểm trầm cảm và lo lắng, có thể liên quan đến các hóa chất bên trong não, sự rối loạn của hormone serotonin, tức đây có thể là một kiểu trầm cảm không điển hình.
Hiện tại, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng serotonin là một nguyên nhân bệnh lý gây ra tâm trạng trước chu kỳ kinh nguyệt. Do đó, thuốc chống trầm cảm có tác dụng ức chế đối với việc phục hồi serotonin đã được chứng minh là có thể cải thiện hội chứng tiền kinh nguyệt của phụ nữ.
Tuy nhiên, đến nay, không có bất kỳ xét nghiệm máu, kiểm tra khoa học và tình trạng tâm thần nào có thể xác định, trên thực tế có hội chứng tiền kinh nguyệt hay không.
Cách duy nhất là ghi lại các triệu chứng của chu kỳ kinh nguyệt. Nếu đó là một loạt các triệu chứng theo chu kỳ, và sự xuất hiện của thời gian là 1-2 tuần trước chu kỳ kinh nguyệt, và sau đó sẽ biến mất vào khoảng ngày thứ 4 của chu kỳ, thì trên thực tế chắc hẳn là có hội chứng này.
Dầu cỏ, dầu cá, aspirin, thuốc chống viêm cũng như nhiều đơn thuốc y học cổ truyền có tác dụng giảm bớt các triệu chứng này. Ngoài ra, việc tập thể dục thường xuyên cũng rất tốt cho sức khỏe, ví dụ, ít nhất 3 lần một tuần, khoảng 30 phút mỗi lần. Phụ nữ cũng nên học cách thư giãn cơ thể và tâm trí.
Những người dễ bị phù nề trước chu kỳ kinh nguyệt, nên ăn nhiều súp râu ngô hoặc súp đậu đỏ giúp lợi tiểu. Những người dễ bị loét miệng, hôi miệng, đau họng, mụn trứng cá táo bón, hoặc nóng trong có thể ăn một ít súp đậu xanh, dưa hấu, nho, bưởi, nhưng không nên ăn quá nhiều, không ăn đồ lạnh để tránh chứng đau bụng kinh.
(Tác giả là Phó giáo sư của Đại học Y Trung Quốc kiêm Giám đốc Phòng khám Y học Cổ truyền Trung Quốc tại thành phố Đài Trung, Đài Loan.)
Từ khóa kinh nguyệt hội chứng tiền kinh nguyệt