Một số người đã tiêm chủng vắc-xin virus corona mới (virus viêm phổi Vũ Hán) cũng vẫn có khả năng tái nhiễm, trở thành cái gọi là ca bệnh có tính đột phá vắc-xin. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật (CDC) Mỹ, hiện tại Mỹ ghi nhận ca bệnh như thế này đã tăng mạnh lên hơn 9.000 ca. 

Diem tiem vac xin cong dong thu 4 dong cua sau khi xuat hien cac phan ung phu 1
Theo dữ liệu của CDC Mỹ, đến ngày 16/4, hơn 9.000 người bị nhiễm bệnh sau khi tiêm vắc-xin, còn có 132 người tử vong. (Ảnh minh họa: Syda Productions/Shutterstock)

Cơ quan y tế này báo cáo rằng đến ngày 16/4, có 9.245 người sau khi hoàn toàn tiêm chủng vắc-xin COVID-19, ít nhất trong 2 tuần có kết quả xét nghiệm dương tính với virus. 

Trong đó có khoảng 9% (tức 853) người cần nhập viện điều trị, 132 người tử vong. 

Trong các bệnh nhân nằm viện, được biết có 241 người chưa có biểu hiện bất cứ triệu chứng nào hoặc có các bệnh liên quan đến virus này; theo báo cáo, trong số người tử vong có 20 người cũng không có triệu chứng hoặc không có bệnh tật liên quan đến COVID-19. 

Những con số này đến từ 46 tiểu bang và khu vực tại Mỹ. Hiện chưa rõ vẫn còn 4 tiểu bang nào chưa báo cáo số ca bệnh có tính đột phá vắc-xin lên CDC. 

Con số này bị đánh giá thấp, bởi vì hệ thống giám sát CDC là tiếp nhận các báo cáo tự nguyện gửi từ các cơ quan y tế tiểu bang một cách thụ động. 

Một tuyên bố của CDC cho biết: “Những số liệu giám sát này là ảnh chụp nhanh, có tác dụng hỗ trợ xác định mô thức và tìm kiếm tín hiệu trong các ca bệnh có tính đột phá vắc-xin. CDC và các cơ quan y tế chuyển hướng chỉ chú ý điều tra các ca bệnh có tính đột phá vắc-xin dẫn đến nhập viện hoặc tử vong, những số liệu này sẽ được cập nhật định kỳ và công bố vào mỗi thứ Sáu hàng tuần.” 

CDC Hoa Kỳ nói rằng vắc-xin vẫn có hiệu quả và chỉ ra các ca bệnh có tính đột phá chỉ đại biểu cho một bộ phận nhỏ người được tiêm vắc-xin. 

Ca bệnh có tính đột phá có nghĩa là một người sau khi tiêm một mũi vắc-xin, trong thời gian 2 tuần hoặc sau thời gian dài vẫn bị nhiễm virus corona mới. Hiện tại ở Mỹ có 3 loại vắc-xin được cấp phép, trong đó có 2 loại cần tiêm 2 mũi. 

Thí nghiệm lâm sàng của cơ quan quản lý dược phẩm cho thấy, vắc-xin của Pfizer có hiệu quả phòng chống lây nhiễm virus lên đến 95%; vắc-xin của Moderna có hiệu quả là 94%; còn vắc-xin của công ty Johnson & Johnson chỉ có hiệu quả 66,9%.

Điều khác với vắc-xin của các công ty khác là, vắc-xin của Johnson & Johnson được tiến hành thử nghiệm sau khi virus corona mới biến chủng bắt đầu lây truyền. 

Đến ngày 30/4, hơn 100 triệu người Mỹ đã hoàn toàn việc tiêm vắc-xin. Hoàn toàn tiêm chủng có nghĩa là đã tiêm 2 mũi của Pfizer, Moderna hoặc một mũi duy nhất của Johnson & Johnson.

Cũng trong ngày 30/4, số lượng trường hợp xảy ra phản ứng phụ được báo cáo về hệ thống báo cáo thụ động phản ứng không tốt của vắc-xin (VAERS) được cập nhật mới, lên đến hơn 133.000 trường hợp. 

Chính quyền liên bang Mỹ khuyến khích mọi người báo cáo lên hệ thống này, hiện hệ thống này đã ghi nhận 3.607 trường hợp tử vong sau khi tiêm vắc-xin. 

Còn có 2.527 trường hợp nguy hiểm đến tính mạng; hơn 1.600 trường hợp bị tàn tật vĩnh viễn, và gần 8.500 trường hợp người bệnh cần nằm viện điều trị. 

CDC nói trên trang web của mình rằng: “VAERS chưa phát hiện rõ ràng mô thức nguyên nhân tử vong do vắc-xin COVID-19 tồn tại vấn đề an toàn”. 

Bác sĩ của CDC và nhân viên giám sát của Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) cùng điều tra mỗi một trường hợp tử vong được báo cáo. 

Ngày 27/4, CDC ra tuyên bố rằng: “Sau khi điều tra thông tin lâm sàng hiện có, bao gồm cả chứng minh tử vong, nghiệm thi và hồ sơ điều trị, đã cho thấy không có chứng cứ chứng minh vắc-xin dẫn đến người bệnh tử vong.”

Theo ZACHARY STIEBER, Epoch Times

Xem thêm: