Tại sao một số người rất nhanh tử vong sau khi được chẩn đoán ung thư?
- Á Tĩnh
- •
Một số người có thể sống chung hàng chục năm với bệnh ung thư. Nhưng một số khác lại đột ngột tử vong sau một thời gian điều trị ngắn, vì sao có sự khác biệt này? Câu trả lời có thể khác với những gì bạn nghĩ.
Khó phát hiện sớm là một phần đáng sợ của bệnh ung thư
Điều đáng sợ của ung thư là rất khó phát hiện ở giai đoạn đầu. Nhiều bệnh nhân ung thư thường được chẩn đoán ở giai đoạn giữa và giai đoạn cuối, thậm chí có trường hợp còn tử vong ngay sau khi phát hiện bệnh. Theo khuyến cáo, các nhóm nguy cơ cao như ung thư gan, ung thư dạ dày, ung thư phổi, ung thư ruột đều phải thường xuyên tầm soát ung thư.
Hầu hết bệnh ung thư có các triệu chứng không điển hình trong giai đoạn đầu, một số có các triệu chứng như sốt, mệt mỏi và sụt cân. Vì chúng giống với nhiều bệnh khác nên dễ bị coi là bệnh thông thường. Đồng thời tế bào ung thư cũng không ngừng phát triển. Khi xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng mới đến bệnh viện để điều trị, nhưng lúc này ung thư đã chuyển sang giai đoạn giữa hoặc cuối.
Vậy tại sao ngay sau khi được chẩn đoán bệnh ung thư, một số người lại sống được nhiều năm trong khi những người khác lại tử vong nhanh như vậy?
Nguyên nhân chết vì ung thư có thể được kết luận như sau:
1. Phát hiện quá muộn
Phát hiện sớm và điều trị sớm giúp ích rất nhiều cho quá trình phục hồi của bất kỳ bệnh nào. Một khi khối u đã di căn sang các bộ phận khác thì sẽ gây bất lợi và khiến người bệnh khó khăn hơn cho việc điều trị bệnh, ngay cả trong một khoảng thời gian ngắn.
2. Khối u có mức độ ác tính cao
Một số bệnh ung thư có mức độ ác tính cao như ung thư gan, ung thư ống mật, ung thư tuyến tụy..v.v. cản trở việc điều trị. Hầu hết các loại ung thư này có tốc độ phát triển nhanh và ngay cả khi họ được điều trị, thời gian sống sót cũng rất ngắn.
3. Khối u cấp tính bộc phát
Cho dù là mắc bệnh ung thư, nhưng bệnh nhân cũng không nhất định tử vong vì nguyên nhân này. Đó có thể là một trường hợp khối u cấp tính bộc phát đột ngột, dẫn đến tử vong trong thời gian ngắn.
4. Có bệnh nền
Bệnh nhân ung thư có thể gặp nguy hiểm do diễn biến phức tạp bởi một số bệnh nền tiềm ẩn. Chẳng hạn như bệnh tim, đây là một nguyên nhân lớn gây tử vong trong thời gian ngắn.
Nhấn mạnh việc kiểm tra tầm soát ung thư
Với sự tiến bộ không ngừng của công nghệ y tế, nhiều bệnh ung thư không còn là bệnh nan y. Hầu hết các bệnh ung thư có khả năng được ngăn ngừa, và khoảng một phần ba số trường hợp là có thể được phát hiện và điều trị sớm thông qua việc tầm soát ung thư thường xuyên. Đặc biệt đối với một số nhóm nguy cơ cao mắc bệnh ung thư, việc tầm soát ung thư thường xuyên là vô cùng quan trọng.
1. Ung thư gan
Người 40 tuổi trở lên, người có nguy cơ cao mắc bệnh gan tiềm ẩn hoặc gia đình có tiền sử mắc ung thư gan, tốt nhất nên kiểm tra alpha-fetoprotein (AFP) huyết thanh, kháng thể viêm gan C, kháng nguyên bề mặt virus viêm gan B..v.v. 6 tháng một lần.
2. Ung thư dạ dày
Những người trên 45 tuổi, có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư dạ dày, các bệnh cơ bản về dạ dày, một số thói quen xấu có thể gây ung thư và các nhóm nguy cơ cao khác bị ung thư dạ dày, nên thực hiện một số khám định kỳ, chẳng hạn như khám gastrin -17, pepsinogen huyết thanh, Helicobacter pylori.v.v., nếu có bất thường. Tốt hơn hết là nên làm nội soi dạ dày.
3. Ung thư phổi
Những người trên 50 tuổi, người nghiện thuốc lá nặng, hút thuốc lá thụ động lâu dài, những người mắc các bệnh tiềm ẩn như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư phổi và các nhóm nguy cơ cao khác của bệnh ung thư phổi phải được tầm soát ung thư phổi. Chụp CT, nếu có nốt phổi, cần điều trị và theo dõi thêm dưới sự tư vấn của bác sĩ.
4. Ung thư ruột kết
Những người trên 45 tuổi bị táo bón kéo dài, tiêu chảy và các triệu chứng khác, bệnh đường ruột mãn tính, tiền sử gia đình bị ung thư đại trực tràng..v.v. nên khám nội soi thường xuyên. Nếu phát hiện ra những biểu hiện bất thường cần điều trị càng sớm càng tốt.
Từ khóa ung thư tử vong chẩn đoán ung thư