Có phải là do chứng dương hư nên tứ chi dễ bị lạnh? Về vấn đề này, bác sĩ y học cổ truyền Trung Quốc Thiệu Vũ Hào cho biết, những người bị chứng dương hư quả thực dễ bị lạnh tay chân, bên cạnh đó họ cũng xuất hiện các triệu chứng như nhạy cảm với cảm lạnh, tiêu chảy, phù nề và các triệu chứng khác. 

tay chan lanh 1
Những người bị chứng dương hư dễ bị lạnh tay chân, bên cạnh đó họ cũng xuất hiện các triệu chứng như nhạy cảm với cảm lạnh, tiêu chảy, phù nề, v.v.v…(Ảnh: Yarrrrrbright/ Shutterstock)

Trên thực tế, nếu chỉ có tứ chi dễ bị lạnh thì cũng không có nghĩa là cơ thể có thể chất dương hư, sau khi chẩn đoán lưỡi và mạch mới có thể phán đoán được chính xác hơn. Ngoài ra, ông còn chia sẻ 4 điểm mấu chốt của bài kiểm tra nhanh thể trạng thiếu dương, chỉ cần xuất hiện hai tình trạng này và kèm theo một số triệu chứng thường gặp như tiêu chảy, phân dính, đau nhức ở thắt lưng và đầu gối, tiểu đêm, dễ đau bụng kinh, tim đập nhanh, v.v., thì đều thuộc về thể chất dương hư.

4 cách nhận biết cơ thể bạn có bị suy dương hay không

– Tay chân dễ bị lạnh: Dương khí không đủ, không phân bố được đến tứ chi nên dễ bị lạnh.

– Hay sợ gió, sợ lạnh: Thân thể bề mặt không đủ năng lượng dương, cho nên không thể chống lại gió và lạnh.

– Cơ thể phù nước: Dương khí không thể vận chuyển nước trong cơ thể, khiến cơ thể dễ bị phù nề.

– Nước da nhợt nhạt: Thiếu năng lượng dương sẽ làm cơ thể không đủ khả năng kích thích đưa máu lưu thông lên đầu và mặt, từ đó dẫn đến nước da nhợt nhạt và xỉn màu.

Ông Thiệu Vũ Hào nhấn mạnh, ngoài các triệu chứng trên, người có thể trạng dương yếu còn có khả năng bị tiêu chảy, phân mềm, đau nhức ở thắt lưng và đầu gối, tiểu đêm thường xuyên, dễ bị đau bụng kinh và tim đập nhanh. Nếu cơ thể gặp từ 2 triệu chứng trở lên, lại có một số triệu chứng thường gặp, thì khả năng cao là thể chất dương hư, nên đến gặp bác sĩ y học cổ truyền để kiểm tra.

tay chan lanh 2
(Ảnh: Vectorium/ Shutterstock)

5 bước cải thiện vấn đề lạnh tay chân

Nếu bạn dễ mắc bệnh hen suyễn và viêm mũi dị ứng vào mùa đông, hoặc những người thường bị đau bụng lạnh, tiêu chảy, phân lỏng hoặc đau bụng dưới khi hành kinh, thì bạn cũng có thể sử dụng phương pháp chườm dược liệu ấm của Trung Quốc vào các huyệt đạo để đạt được hiệu quả cải thiện khả năng miễn dịch và sức khỏe thể chất. Ngoài ra, bạn cũng có thể cải thiện tình trạng lạnh tay chân thông qua 5 bước thực hiện hàng ngày sau đây:

– Vận động vừa phải: Giúp phát triển năng lượng dương và tăng tốc độ trao đổi chất của cơ thể.

– Tiếp xúc vừa phải với ánh nắng mặt trời: Nó cũng có thể bổ sung năng lượng dương cho cơ thể.

– Tránh thực phẩm lạnh: Chẳng hạn như đồ uống lạnh, các sản phẩm có đá, trái cây lạnh và rau sống.

– Ăn vừa phải những thực phẩm có tính ấm và bổ dưỡng: Các loại gia vị như hành, gừng, tỏi… nên kết hợp với các nguyên liệu có tính ấm như thịt cừu, các loại rau như hành, tỏi tây cũng là lựa chọn tốt.

– Ngâm chân bằng nước ấm: Có thể thêm các loại thảo mộc có tính ấm như quế và gừng để giúp tăng dương khí cho cơ thể.